| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn, xử lý việc đánh bắt trái phép động vật hoang dã

Thứ Ba 30/11/2021 , 01:06 (GMT+7)

PHÚ THỌ Lực lượng Kiểm lâm cơ động Phú Thọ đã bắt giữ đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép 10 cá thể sâm cầm, là động vật hoang dã quý hiếm.

Thời gian qua, tình trạng săn bắt, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật. Trước tình hình này, UBND tỉnh Phú Thọ đã có Chỉ thị số 10 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Cùng với các lực lượng chức năng trong tỉnh, huyện Cẩm Khê đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị như Hạt Kiểm Lâm, Công an và các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp ngăn chặn xử lý tình trạng đánh bắt trái phép động vật hoang dã trên địa bàn.

Cánh đồng Văn Khúc, nơi có nhiều loài chim di cư. Ảnh: Mạnh Thuần.

Cánh đồng Văn Khúc, nơi có nhiều loài chim di cư. Ảnh: Mạnh Thuần.

Xã Văn Khúc là xã có diện tích đất tự nhiên phong phú, có nhiều đầm, ao. Hàng năm, có một lượng lớn đàn chim di cư về nơi đây như cò, quốc, chim le, sâm cầm… Một số người dân trong xã và các xã lân cận đã đánh bắt trái phép để bán ra thị trường.

Vừa qua, lực lượng Kiểm lâm cơ động (Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ) phối hợp với hạt Kiểm lâm huyện và xã Văn Khúc đã bắt giữ một đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép mua 10 cá thể sâm cầm, đây là động vật hoang dã quý hiếm đã được Chính phủ ưu tiên bảo vệ. Lực lượng chức năng đã tịch thu và hoàn thiện hồ sơ xử phạt hành chính đối tượng vận chuyển và thả 10 cá thể sâm cầm về môi trường tự nhiên.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Văn Khúc cho biết, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân không được săn bắt động vật hoang dã, các hộ dân cố tình căng lưới đánh bắt, UBND xã sẽ tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, đang là cao điểm mùa chim di cư, đã phát hiện nhiều khu vực bãi bồi ven sông, đầm nuôi trồng thủy sản và các cánh đồng xuất hiện nhiều hình thức bắt chim di cư các loại, trong đó chủ yếu là giăng lưới bắt chim.

Huyện Cẩm Khê đã tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân nâng cao ý thức trong bảo vệ các đàn chim tự nhiên di cư nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; không tổ chức đánh bắt, bẫy chim di cư và không tiêu thụ các loài chim tự nhiên.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các lực lượng chức năng như kiểm lâm, công an và các xã, thị trấn chủ động, tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ động vật nói chung và các loài chim tự nhiên di cư trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt chỉ thị của UBND tỉnh để ngăn chặn tình trạng đánh bắt trái phép, bảo vệ đàn chim di cư trên địa bàn.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm