| Hotline: 0983.970.780

Ngành chăn nuôi Hoa Kỳ: Nghịch lý thời khủng hoảng

Thứ Bảy 09/05/2020 , 07:29 (GMT+7)

Xuất khẩu thịt đỏ đạt kỷ lục cả về khối lượng lẫn giá trị. Thế nhưng, nhiều người chăn nuôi tại Mỹ lại đang đứng bên bờ vực phá sản.

Xuất khẩu thịt đỏ của Hoa Kỳ đạt kỷ lục cả về khối lượng lẫn giá trị. Ảnh: southeastagnet.

Xuất khẩu thịt đỏ của Hoa Kỳ đạt kỷ lục cả về khối lượng lẫn giá trị. Ảnh: southeastagnet.

Xuất khẩu thị bò, thịt lợn của Mỹ đạt mức kỷ lục

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Liên đoàn xuất khẩu thịt Hoa Kỳ (USMEF), xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đạt các kỷ lục mới về cả khối lượng lẫn giá trị trong tháng Ba và quý I năm 2020. Xuất khẩu thịt bò cũng có xu hướng cao hơn so với năm trước trong tháng Ba, thiết lập kỷ lục trong quý I.

Dan Halstrom, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của USMEF cho biết: "Kết quả xuất khẩu rất vững chắc, khả quan. Ở nhà hoặc làm việc tại nhà tạo ra những thách thức to lớn, một số loại tiền tệ giảm so với đồng đô la Mỹ, các trở ngại hậu cần xuất hiện ở một số thị trường chính, nhưng nhu cầu đối với thịt đỏ của Hoa Kỳ có vẻ không ảnh hưởng".

Nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc, Hồng Kông tiếp tục đẩy xuất khẩu thịt lợn của Hoa Kỳ lên một tầm cao mới, nhưng các cảng xuất khẩu tháng Ba cũng tăng đáng kể đến Mexico, Nhật Bản và Canada.

Khối lượng xuất khẩu đạt 291.459 tấn, tăng 38% so với một năm trước và đứng đầu kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 12/2019.

Giá trị xuất khẩu tăng 47% lên 764,2 triệu USD. Trong quý đầu tiên, xuất khẩu thịt lợn tăng 40% so với một năm trước lên 838.118 tấn, trị giá 2,23 tỷ USD (khoảng 52%).

Người chăn nuôi đứng bên bờ vực phá sản

Trái với những con số lạc quan từ xuất khẩu thịt lợn, thịt bò, người chăn nuôi Hoa Kỳ lại đang đứng bên bờ vực phá sản.

Người nông dân đang kiểm tra đàn lợn trong một trang trại ở Illinois, Hoa Kỳ. Ảnh: Getty Images.

Người nông dân đang kiểm tra đàn lợn trong một trang trại ở Illinois, Hoa Kỳ. Ảnh: Getty Images.

Lee Schulz, chuyên gia kinh tế tiếp thị chăn nuôi mở rộng tại Đại học bang Iowa cho biết, trong vài tuần qua, công suất giết mổ lợn tiếp tục giảm tới 40%.

“Tới thời điểm này, chúng tôi giết mổ khoảng 510.000 đầu/ngày và đang hoạt động hết công suất”. Nếu công suất giảm 40%, tương đương giảm giết mổ 200.000 đầu lợn/ngày, tương đương một triệu con lợn mỗi tuần (trong một tuần làm việc năm ngày), thì tồn đọng chưa giết mổ sẽ rất lớn.

Dù giá lợn hơi tăng trở lại gần đây, nhưng ông Schulz ước tính người chăn nuôi lỗ 30-60 USD mỗi đầu gia súc. Ông Schulz cho biết ngay cả khi thị trường hồi phục, người chăn nuôi chịu mức lỗ trung bình hàng năm từ 20-30 USD mỗi đầu.

Ông Schulz nói mặc dù Tổng thống Donald Trump, sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng giữ cho các nhà máy mở, nhưng sẽ rất khó để năng lực đóng gói trở lại mức trước đại dịch. Thực tế, sau khi có sắc lệnh hành pháp của chính phủ, một số nhà máy vẫn tiếp tục "trùm mền".

Các quy định giãn cách xã hội cũng làm giảm năng suất.

Nhà điều hành cung cấp thức ăn chăn nuôi có trụ sở ở Iowa, Jeff Pruess kinh doanh trong nhiều thập kỷ nhưng nói rằng thật khó dự đoán tình hình trong năm 2020.

“Đây luôn là một công việc khó khăn nhưng nó chưa bao giờ tệ như bây giờ”, ông nói.

Covid-19 đang làm phức tạp các vấn đề trên thị trường gia súc. Các nhà máy sản xuất giảm công suất đáng kể hoặc đóng cửa.

“Về mặt thịt bò, trong ba tuần qua, chúng tôi đã sản xuất ít hơn 300 triệu pound thịt bò so với cùng kỳ năm trước”, chuyên gia Derrell Peel của Đại học bang Oklahoma cho biết.

Gia súc tiếp tục lớn lên nhưng không có nơi giết mổ. Ông Pruess nói rất khó để bán bất kỳ gia súc lấy tiền mặt nào trong khu vực này trong khoảng năm tuần qua.

“Chúng tôi đang đốt sạch vốn sở hữu với tốc độ nhanh. Nếu không có gì thay đổi, nó sẽ buộc chúng tôi phải rời bỏ công việc”, ông khẳng định.

Chỉ công ty chế biến là lãi

Theo phân tích của CZ CattleMarket, giá thịt bò Choice đóng cửa vào ngày 1/5 ở mức 375,45 USD/cwt (cwt - viết tắt của cụm "tiếng Latin centum + tiếng Anh weight", có nghĩa là tạ; 1 cwt tại Anh ≈ 50,8 kg, 1 cwt tại Mỹ ≈ 45,3 kg), tăng 84,08 USD so với ngày 24/4. Cùng kỳ năm ngoái, giá này là 227,36 USD/cwt. Vào chiều 7/5, giá thị bò Choice là 458,54 USD/cwt.

"Lãi từ thịt bò đóng hộp trên 3,60 USD/cwt nhưng người nuôi chỉ được trả chưa tới 1 USD", ông Pruess bức xúc.

Hình ảnh bên trong một nhà máy chế biến thịt tại Hoa Kỳ. Ảnh: North American Meat Institute.

Hình ảnh bên trong một nhà máy chế biến thịt tại Hoa Kỳ. Ảnh: North American Meat Institute.

“Điều này khá nghiêm trọng khi nông dân đang phải lo về sinh kế. Tôi nghĩ người chăn nuôi đã có quá nhiều thứ phải lo”, theo Phil Reemtsma, một người chăn nuôi bò, bán thức ăn chăn nuôi và bác sĩ thú y ở miền Đông Iowa.

Hôm 6/5, Tổng thống Trump cáo buộc các nhà đóng gói thịt của Hoa Kỳ vi phạm luật chống độc quyền, giá trả cho nông dân và người chăn nuôi giảm ngay cả khi giá thịt tăng. 

"Tôi yêu cầu Bộ Tư pháp xem xét rất nghiêm túc về vấn đề này, bởi vì điều đó không nên xảy ra theo hướng như vậy. Chúng tôi muốn bảo vệ nông dân", Trump nói.

Theo hedgersedge.com, ước tính tỷ suất lợi nhuận của các hãng chế biến thịt là hơn 700 USD mỗi đầu bò. Tuy nhiên, con số ước tính đó có thể không chính xác bởi vì nó không tính đến những thay đổi khi các nhà máy không chạy hết công suất và thay đổi chi phí lao động.

Điều này trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của người chăn nuôi.

“Chúng tôi có thể mất từ ​​200, 300 hoặc thậm chí 400 USD mỗi đầu bò”, theo ông Pruess. “(Nó) phụ thuộc vào cách chúng tôi bán những con bò này trong vài tuần tới”.

Một nghiên cứu gần đây do nhà kinh tế nông nghiệp Derrell Peel của Đại học bang Oklahoma dẫn đầu cho thấy ngành chăn nuôi gia súc của Hoa Kỳ sẽ mất 13,6 tỷ USD vì đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu do Hiệp hội thịt bò quốc gia Cattlemen thực hiện, cho biết các nhà sản xuất thịt bò sẽ thấy tác động lớn nhất, với đại dịch- thiệt hại liên quan với tổng trị giá ước tính 3,7 tỷ USD, tương đương 111,91 USD/con cho mỗi con vật nuôi trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Một báo cáo mới từ CoBank cho biết ngay cả khi công suất chế biến giảm tại các nhà máy thịt bò và thịt lợn của quốc gia chỉ là tạm thời, các tác động có thể sẽ ảnh hưởng lâu dài đến toàn bộ ngành công nghiệp thịt.

(Theo AGupdate, AGweb, Agriculture)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm