| Hotline: 0983.970.780

Ngành chăn nuôi Nghệ An quyết giải bài toán dịch bệnh

Thứ Tư 06/03/2024 , 17:09 (GMT+7)

Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, diễn biến dịch bệnh chăn nuôi tại Nghệ An vẫn khó lường, trong bối cảnh ngặt nghèo cần những vacxin hữu hiệu như AVAC-ASF LIVE.

Nhiều mối lo hiện hữu

Ngày 6/3, Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị “Triển khai kế hoạch phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và triển khai công tác tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2024”.

Ông Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An phát biểu: “Năm 2023 ngành chăn nuôi Nghệ An tiếp tục cơ cấu lại sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Tiếp đà chuyển dịch cơ cấu bằng cách tăng quy mô đàn trâu, bò ở khu vực miền tây, nhất là bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại và ứng dụng công nghệ cao”.

Sự nhập cuộc của các doanh nghiệp lớn như TH, Vinamilk giúp Nghệ An có đàn bò sữa chất lượng cao hàng chục ngàn con. Ảnh: Việt Khánh.

Sự nhập cuộc của các doanh nghiệp lớn như TH, Vinamilk giúp Nghệ An có đàn bò sữa chất lượng cao hàng chục ngàn con. Ảnh: Việt Khánh.

Thời gian qua, việc ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi phát triển khá toàn diện, nhờ đó góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng và giá trị các sản phẩm.

Nhiều cơ sở đã ứng dụng thành công kỹ thuật truyền tinh nhân tạo trong phối giống cho lợn, trâu, bò; ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi, tinh phân ly giới tính trong chăn nuôi bò sữa.

Nhìn rộng ra, hiện trên địa bàn tỉnh số trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn GAHP (VietGahp, GlobalGap), chăn nuôi theo chuỗi giá trị, chăn nuôi hữu cơ chiếm khoảng 20% tổng đàn. Tiên phong trong cách làm này phải kể đến Công ty CP Thực phẩm sữa TH, Vinamilk, Masan, Mavin...

Sự nhập cuộc của các doanh nghiệp “đại bàng” đã thay đổi diện mạo của ngành chăn nuôi địa phương, góp phần tăng nhanh tổng đàn bò sữa ứng dụng công nghệ cao lên mức trên 75.000 con, tương tự là đàn lợn 271.423 con, đàn gia cầm 5.569 nghìn con, đàn trâu bò 77.685 con.

Điểm sáng là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên chừng đó không thể khỏa lấp đi những nỗi lo hiện hữu của ngành chăn nuôi Nghệ An, nan giải hơn cả là diễn tiến khó lường của hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm (dịch tả lợn Châu Phi, dại chó, cúm gia cầm, dịch bệnh thủy sản).

Những con số thống kê là minh chứng xác thực nhất, trong năm 2023 Nghệ An ghi nhận 213 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2.700 hộ thuộc 20 huyện, thành phố, thị xã. Số lợn chết, tiêu hủy lên đến 11.859 con. Nhiều huyện diễn biến dịch phức tạp, kéo dài, đi đầu là Anh Sơn (3.803 con), Đô Lương (1.562 con), Yên Thành (1.238 con), Nghi Lộc (561 con), Thanh Chương (629 con)...

Từ đầu năm 2024 đến nay tình hình có chiều hướng giảm nhiệt nhưng vẫn đáng lo, trong đó dịch tả lợn Châu Phi vẫn đáng lưu tâm hơn cả. Toàn tỉnh xuất hiện 52 ổ dịch ở 16 huyện, thành, thị. Buộc phải tiêu hủy 861 con lợn với trọng lượng gần 40.000 kg. Hiện còn 13 ổ dịch chưa qua 21 ngày (riêng huyện Thanh Chương 6 ổ); số lợn chết, tiêu hủy 191 con, tổng trọng lượng 11.126 kg.

Trong khi đó, bệnh lở mồm long móng ghi nhận 1 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại thị xã Thái Hòa, số gia súc mắc bệnh là 27 con; số gia súc chết, buộc tiêu hủy là 9 con. Ngoài ra cơ quan chức năng còn phát hiện 2 ổ bệnh dại chưa qua 21 ngày tại huyện Quỳ Châu và thị xã Thái Hòa, rất may chưa có tử vong về người.

Nhiều nguyên nhân khiến dịch bệnh tràn lan, mấu chốt hơn cả đển từ tỷ lệ chăn nuôi nông hộ quá cao (trên dưới 70%) và mức độ “phủ sóng” vacxin còn thấp, chưa đạt tỷ lệ bảo hộ theo quy định (80% tổng đàn trở lên). Cá biệt như năm 2023 ghi nhận tỷ lệ tiêm một số loại vacxin đạt dưới 40% so với tổng đàn (trâu, bò dưới 40%; gia cầm dưới 30%).

Thật sự đáng quan ngại khi nhiều địa phương “chung” thói quen “lười” tiêm vacxin cho gia súc, gia cầm, những huyện như Diễn Châu, Quỳ Châu, Tương Dương, Anh Sơn… thiếu quan tâm, chưa thực sự sâu sát, quyết liệt trong công tác chỉ đạo.

Dự báo năm 2024 ngành chăn nuôi của Nghệ An đối diện nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá cả nguyên vật liệu đầu vào duy trì ở mức cao, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ các sản phẩm gặp nhiều khó khăn do sức mua giảm, đan xen phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu…

Vacxin AVAC-ASF LIVE rất công hiệu trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Việt Khánh.

Vacxin AVAC-ASF LIVE rất công hiệu trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Việt Khánh.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra cần tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2024 theo quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 và các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh đã được UBND tỉnh ban hành. Qua theo dõi ghi nhận các địa phương thực hiện khá rốt ráo.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp và các địa phương cần thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ NN-PTNT, của UBND tỉnh Nghệ An đối với công tác tiêm phòng vacxin năm 2024, phấn đấu đạt tỷ lệ 80% tổng đàn vật nuôi trở lên, riêng bệnh dại đạt ít nhất 70% tổng đàn chó, mèo.

Ngoài ra phải tập trung chỉ đạo, xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) với bệnh lở mồm long móng tại các huyện chăn nuôi bò sữa trọng điểm như Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa; vùng chăn nuôi trâu, bò tại huyện Đô Lương (vùng chợ Ú, xã Đại Sơn); vùng chăn nuôi lợn tại huyện Quỳ Hợp của công ty Masan, hay một số địa phương có đầu tư nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn như Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn…

“Để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi và thú y phải chấp hành nghiêm Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh động vật.

Những tổ chức, cá nhân không chấp hành kê khai hoạt động chăn nuôi, không tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho đàn vật nuôi theo quy định, khi dịch xảy ra buộc phải tiêu hủy sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời bị xử phạt theo quy định của pháp luật”, ông Trần Xuân Học nhấn mạnh.  

 AVAC-ASF LIVE là giải pháp hữu hiệu

Trong nỗ lực sớm tháo gỡ nút thắt dai dẳng, ngày 4/3/2024 Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An đã phối hợp cùng Công ty CP AVAC Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Sử dụng vacxin AVAC-ASF LIVE phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và vacxin viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò”.

Ông Đặng Văn Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Chi cục Chăn nuôi và Thú y chia sẻ thông tin: “Trên phạm vi cả nước nói chung và toàn tỉnh Nghệ An nói riêng, DTLCP và VDNC đã và đang tác động tiêu cực và gây thiệt hại nặng nề đến ngành chăn nuôi và ngân sách Nhà nước.

Nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nhiểu công trình khoa học công nghệ đã được nghiên cứu, đặc biệt là sản xuất vacxin DTLCP thương mại. Tại Việt Nam có 2 loại vacxin phòng bệnh DTLCP là NAVET-ASFVAC của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC-ASF LIVE của Công ty CP AVAC Việt Nam sản xuất, hiện đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành trên phạm vi cả nước”.

Vacxin này đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành trên phạm vi cả nước. Ảnh: Việt Khánh.

Vacxin này đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành trên phạm vi cả nước. Ảnh: Việt Khánh.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh và sử dụng vacxin DTLCP, năm 2023 Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với AVAC Việt Nam tổ chức tiêm phòng giám sát 1.728 liều vacxin AVAC-ASF LIVE tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện Yên Thành, Quế Phong, Quỳ Châu và Hưng Nguyên.

Kết quả thu về rất tích cực, lợn sau 28 ngày tiêm phòng vacxin DTLCP cơ bản đều khỏe mạnh và sinh trưởng bình thường, đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể cao. Căn cứ kết quả thực tiễn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã ban hành Công văn số 944/CNTY-QLDB ngày 23/11/2023 về việc hướng dẫn tiêm phòng vacxin DTLCP trên địa bàn.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.