| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn chăn nuôi

Thứ Ba 05/12/2023 , 09:12 (GMT+7)

Tổng đàn vật nuôi của Nghệ An rất đa dạng với gần 800.000 con trâu, bò (lớn nhất cả nước), gần 1 triệu con lợn, 34 triệu con gia cầm.

Nghệ An có đàn trâu, bò lớn nhất cả nước. Ảnh: Việt Khánh.

Nghệ An có đàn trâu, bò lớn nhất cả nước. Ảnh: Việt Khánh.

Không ngạc nhiên khi ngành chăn nuôi địa phương này tạo ra 282.000 tấn sản phẩm thịt hơi xuất chuồng với giá trị đạt 15.000 tỷ đồng, chiếm đến 48% tỷ trọng của ngành nông nghiệp, qua đó hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm, sinh kế cho 84,5% người lao động nông thôn.

Những năm qua, ngành chăn nuôi được nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện bằng hàng loạt cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực phát triển, tổng giá trị sản xuất nhờ đó không ngừng gia tăng. Dù có bước chuyển mình khá ấn tượng nhưng phải thừa nhận ngành chăn nuôi Nghệ An vẫn tồn tại nhiều nút thắt (hình thức nông hộ nhỏ lẻ chiếm phần đa; chủ yếu là giống nội, tầm vóc nhỏ; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống còn hạn chế, năng suất, hiệu quả chưa cao...). Trong bối cảnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, dễ thấy việc cải tạo giống gia súc là điều cần thiết.

Xuất phát từ đòi hỏi thực tế và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn thuần túy, Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An được "chọn mặt gửi vàng" trong nhiệm vụ cải tạo giống, yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An là đơn vị tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc con giống năng suất cao từ giống bò B.B.B (Blanc Blue Belge), bò Droughtmaste; trâu Murah; các giống lợn ngoại siêu nạc như Yorkshire, Landrace, Duroc,  Pietrain... và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao, công nghệ phân ly giới tính... để đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo, từ đó tạo con lai F1 mang đặc tính ưu việt nhất, vừa đảm bảo năng suất, chất lượng, hay ăn chóng lớn, có sức đề kháng cao, có thể chống chọi tốt với tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế Nghệ An phải tập trung cải thiện 'tầm vóc' vật nuôi. Ảnh: Việt Khánh. 

Để nâng cao hiệu quả kinh tế Nghệ An phải tập trung cải thiện "tầm vóc" vật nuôi. Ảnh: Việt Khánh. 

Từ thành quả có được, cơ quan chuyên ngành cần tiếp tục duy trì và phát triển nội dung này, trong đó Trung tâm giống chăn nuôi giữ vai trò trọng tâm, tiếp tục triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi tập trung, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023.

Mục tiêu phối giống thành công cho 28.000 con bò Zebu, 150 con bò sữa; 1.600 con trâu; sản xuất và phối giống 90.000 liều tinh lợn để cải tạo, nâng cao tầm vóc chất lượng các giống lợn ngoại siêu nạc; tổ chức tập huấn tuyên truyền 28 lớp cho hơn 1.680 hộ tham gia. Sau nữa là xây dựng các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao nhằm cải tạo chất lượng đàn giống, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho nhà nông.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.