| Hotline: 0983.970.780

Phủ sóng vacxin là yếu tố tiên quyết phòng, chống dịch bệnh

Thứ Hai 26/02/2024 , 14:26 (GMT+7)

Quy mô tổng đàn thuộc tốp đầu cả nước, tỷ lệ nông hộ chiếm phần nhiều, vacxin tiêm phòng cho vật nuôi còn hạn chế tựu chung là áp lực lớn của Nghệ An.

Dịch bệnh là hiểm họa của ngành chăn nuôi Nghệ An. Ảnh: VK.

Dịch bệnh là hiểm họa của ngành chăn nuôi Nghệ An. Ảnh: VK.

Năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An ghi nhận nhiều loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, bao gồm dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), cúm gia cầm, dại chó, đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng.

Kết quả giám sát chủ động trên đàn vật nuôi cho thấy tỷ lệ lưu hành mầm bệnh cao (cúm gia cầm A/H5N1 là 13,39%; bệnh dại 68,75%...). Trong khi tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho vật nuôi còn thấp, chỉ đạt từ 20 - 50% tổng đàn, nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh.

Thứ nữa, Nghệ An là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm và diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhưng chủ yếu là hình thức nhỏ lẻ.

Đáng lo ngại hơn khi người dân và lãnh đạo chính quyền một số nơi còn tỏ rõ tư tưởng chủ quan, lơ là, thiếu ý thức chấp hành.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết, khí hậu chuyển biến thất thường cũng mở ra cơ hội cho dịch bệnh phát sinh, lây lan.

Đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm là yếu tố tiên quyết nhằm ngăn ngừa và hạn chế dịch bệnh lây lan. Ảnh: VK.

Đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm là yếu tố tiên quyết nhằm ngăn ngừa và hạn chế dịch bệnh lây lan. Ảnh: VK.

Từ những yếu tố trên, dự báo diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại Nghệ An trong thời gian tới rất khó lường.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, UBND tỉnh này đã ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024”.

Quá trình thực hiện phải ưu tiên đẩy mạnh công tác tiêm phòng vacxin, đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn nhằm tạo miễn dịch quần thể trên địa bàn.

Từ kinh nghiệm đúc kết qua các năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, cánh tay nối dài của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT đã thể hiện được vai trò chuyên môn đậm nét thông qua việc đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện rốt ráo các nội dung mang tính trọng tâm.

Nghệ An chủ động 'phòng bệnh hơn chữa bệnh' là lựa chọn phù hợp, nhất là trong bối cảnh nhân lực, vật lực chưa thể đáp ứng được 100% nhu cầu. Ảnh: VK.

Nghệ An chủ động "phòng bệnh hơn chữa bệnh" là lựa chọn phù hợp, nhất là trong bối cảnh nhân lực, vật lực chưa thể đáp ứng được 100% nhu cầu. Ảnh: VK.

Để đạt hiệu quả tối qua và tránh nảy sinh những vướng mắc không đáng có, nhất thiết các đơn vị liên quan cần “lĩnh hội” đầy đủ, đúng trọng tâm kế hoạch tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi năm 2024.

Ông Nguyễn Viết Lương, Trưởng phòng Quản lý dịch bệnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thông tin: “Đối với các xã khu vực II, khu vực III miền núi theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ sẽ được hỗ trợ 30-40% các loại vacxin (huyện đăng ký tiêm phòng cho đàn gia súc chăn nuôi nông hộ theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh).

Riêng với vacxin lở mồm long móng (theo Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An) sẽ áp dụng hỗ trợ tiêm phòng cho đàn trâu, bò chăn nuôi nông hộ (không thuộc khu vực III miền núi) của các huyện đã đăng ký thuộc vùng ổ dịch, ổ dịch cũ; vùng nguy cơ cao; vùng đệm chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa; vùng nuôi và các xã giáp chợ buôn bán trâu bò lớn (chợ Ú, chợ Nam Nghĩa...)”.

Ngoài ra, đối với các địa phương không được thụ hưởng các chính sách nêu trên, hoặc số lượng vắc-xin cấp không đủ cần chủ động đăng ký mua để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bắt buộc.

Các địa phương phải tổng hợp nhu cầu, gửi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y trước ngày 5/3/2024 để tổng hợp, qua đó lựa chọn chủng loại vacxin phù hợp với chủng virus, vi khuẩn đang lưu hành.

Năm 2024 kỳ vọng dịch tả lợn Châu Phi và các loại bệnh chăn nuôi khác sẽ giảm thiểu thấy rõ. Ảnh: VK.

Năm 2024 kỳ vọng dịch tả lợn Châu Phi và các loại bệnh chăn nuôi khác sẽ giảm thiểu thấy rõ. Ảnh: VK.

Nhân đây xin được nhắc thêm về diễn biến của dịch tả lợn Châu Phi, vốn đã làm điêu đứng ngành chăn nuôi Nghệ An suốt 5 năm qua.

Riêng 3 năm 2021, 2022 và 2023 ước tính các hộ nuôi lợn bị thiệt hại sẽ được hỗ trợ trên 80 tỷ đồng, có điều vì thiếu hụt kinh phí nên mọi thứ vẫn đang trong chế độ chờ.

Trong bối cảnh nguồn lực của Trung ương có hạn, việc Nghệ An chủ động đi tắt đón đầu là sự lựa chọn phù hợp, vừa giảm thiểu rủi ro lại tiếp thêm động lực cho các chủ thể gắn bó với nghề.

Bám sát kế hoạch, nhập cuộc với tinh thần trách nhiệm cao đã tạo ra hiệu ứng tức thì trên diện rộng, với diễn biến lúc này ngành chăn nuôi Nghệ An đủ khả năng hoàn thành chỉ tiêu tiêm phòng vacxin năm 2024.

Đơn cử như huyện Yên Thành, là địa phương có tổng đàn lợn thuộc tốp đầu cả tỉnh nhưng cách thức đơn lẻ phủ sóng rộng khắp, mỗi hộ chỉ lẻ tẻ đôi ba con, kết hợp hệ thống nuôi không đồng bộ khiến công tác quản lý, giám sát và ứng phó dịch bệnh luôn căng như dây đàn.

“Hiện chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện các bước sau cuối, các chủ thể tham gia, đặc biệt là hộ cá nhân đã có nhiều chuyển biến trong nếp nghĩ, họ chủ động đăng ký tiêm phòng cho vật nuôi để hạn chế tối đa nguy cơ thay vì ngó lơ, được chăng hay chớ như trước đó. Năm 2024 kỳ vọng sẽ dễ thở hơn nhiều”, ông Nguyễn Trọng Hương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành chia sẻ.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm