| Hotline: 0983.970.780

Ngành gỗ chắt chiu từng đơn hàng để đạt mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD

Thứ Tư 09/08/2023 , 20:00 (GMT+7)

Ngày 9/8, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023 nhằm bàn giải pháp gỡ khó cho ngành gỗ Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đề nghị các doanh nghiệp ngành gỗ cần biết chắt chiu từng đơn hàng nhỏ, từng mặt hàng sẵn có…, nỗ lực vượt qua khó khăn. Ảnh: Trần Trung.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đề nghị các doanh nghiệp ngành gỗ cần biết chắt chiu từng đơn hàng nhỏ, từng mặt hàng sẵn có…, nỗ lực vượt qua khó khăn. Ảnh: Trần Trung.

Theo Cục Lâm nghiệp, trong 7 tháng năm 2023, sự gia tăng xung đột kéo dài làm cho lạm phát toàn thế giới tăng cao dẫn đến các thị trường xuất khẩu lâm sản chính của Việt Nam tiếp tục thắt chặt chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu, trong đó có gỗ và lâm sản; giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản chỉ đạt 7,8 tỷ USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ và mới đạt 46% kế hoạch năm.

Tuy vậy, các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn tin tưởng tìm cơ hội giữa đà suy giảm đơn hàng và trong năm 2023.

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam hiện xuất khẩu đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự báo triển vọng thị trường xuất khẩu đồ gỗ, ông Lập cho rằng, các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có tín hiệu phục hồi kinh tế như tại thị trường Mỹ, do vậy dự báo khả năng mặt hàng này xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ tăng trở lại.

Để nắm bắt thời cơ, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định tại các thị trường nhập khẩu; chủ động phát triển các dòng sản phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng tại các thị trường tiềm năng; tích cực triển khai một số giải pháp để mở rộng kết nối thị trường trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ…

Để ngành gỗ phát triển bền vững, ông Đỗ Xuân Lập đề xuất Chính phủ cần đàm phán để thống nhất quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp của các thị trường nhập khẩu. Chỉ đạo cơ quan ngoại giao tại nước ngoài tăng cường hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu; thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoàn thuế giá trị gia tăng và trong việc xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng trong nước... Giảm và đi đến hạn chế nhập khẩu gỗ rừng tự nhiên không có chứng chỉ, đặc biệt là những vùng địa lý nhiều rủi ro…

Các doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh sản xuất, nắm bắt thời cơ khi các thị trường nhập khẩu gỗ Việt Nam đang phục hồi. Ảnh: Trần Trung.

Các doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh sản xuất, nắm bắt thời cơ khi các thị trường nhập khẩu gỗ Việt Nam đang phục hồi. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương cho rằng, nhiều năm qua, Bình Dương được mệnh danh là “thủ phủ” ngành chế biến gỗ Việt Nam với doanh số xuất khẩu đạt 40 - 45% doanh số cả nước. Năm nay, Bình Dương đang lo ngại về doanh số xuất khẩu giảm khi thị trường xuất khẩu ảm đạm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng.

“Ngành gỗ tỉnh Bình Dương vận dụng các cơ hội xúc tiến thương mại, giao thương bằng cách tổ chức các hội chợ trong nước, tham gia các hội chợ nước ngoài. Tận dụng những thị trường mà lâu nay ngành gỗ bỏ trống như thị trường Trung Đông. Từ đó sẽ có những đơn hàng, tuy không lớn nhưng đủ để các doanh nghiệp chống chịu trong thời gian này”, ông Nguyễn Liêm nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đề nghị Cục Lâm nghiệp nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ về đổi mới công nghệ, thuế và tín dụng cho các làng nghề dùng sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường rủi ro; chính sách mua sắm công, ưu tiên sử dụng sản phẩm đồ gỗ nội thất được chế biến từ gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gỗ hợp pháp; hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ nguyên liệu.

Đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản. Cụ thể, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) để có giải pháp kịp thời nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các vụ kiện thương mại; với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành gỗ về hoàn thuế giá trị gia tăng, tài chính và tín dụng…     

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị hoan nghênh tinh thần góp ý thẳng thắn của đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ. Thứ trưởng kêu gọi các hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ tiếp tục duy trì sự đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau, năng động, sáng tạo, chủ động liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ khâu trồng rừng tạo nguyên liệu tới chế biến, xuất khẩu lâm sản. Nghiên cứu phối hợp xây dựng các cửa hàng tại các nước xuất khẩu, chắt chiu từng đơn hàng nhỏ, từng mặt hàng sẵn có… nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng với hiệp hội, Bộ NN-PTNT hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Diêm dân buồn nhìn muối trắng trên đồng

Quảng Bình Năm nay, đầu vụ hè nắng nóng kéo dài cho bà con diêm dân được mùa nhưng không có lãi vì rớt giá…

Bình luận mới nhất