| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh là vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thứ Tư 26/07/2023 , 11:17 (GMT+7)

Theo Kế hoạch quốc gia Chính phủ vừa phê duyệt ngày 25/7, đến 2030 các tỉnh trên sẽ là trung tâm chăn nuôi an toàn dịch bệnh của cả nước.

Kế hoạch được phê duyệt với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030. Ảnh: Tùng Đinh.

Kế hoạch được phê duyệt với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030. Ảnh: Tùng Đinh.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh chuẩn OIE/WOAH

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030" (Sau đây viết tắt là Kế hoạch).

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là xây dựng được các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với gia súc, gia cầm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu.

Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023 - 2030 là đến năm 2025.

Trong đó, có 6 vùng của tỉnh Bình Phước và 1 vùng của tỉnh Tây Ninh, 12 vùng khác của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP HCM đạt ATDB theo quy định của Việt Nam.

4 vùng của tỉnh Bình Phước và 1 vùng của tỉnh Tây Ninh đạt ATDB theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH). Đến năm 2030, các vùng đã đạt ATDB tiếp tục được duy trì.

Các huyện còn lại của các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP HCM và các tỉnh khác thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên được xây dựng vùng ATDB theo quy định của Việt Nam.

Có 8 vùng khác của tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh được xây dựng theo tiêu chuẩn của WOAH.

Đưa thịt gà đi các thị trường cao cấp

Về xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu được thịt gà chế biến sang các thị trường Nhật Bản, Hồng Kông và 5 nước Liên minh kinh tế Á - Âu và các thị trường Hàn Quốc, Singapore, Anh, EU và Trung Quốc.

Xuất khẩu được trứng và sản phẩm trứng gia cầm sang Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Hoa Kỳ và các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.

Xuất khẩu được thịt lợn sang Malaysia, Trung Quốc. Xuất khẩu được sữa và sản phẩm sữa sang Malaysia và Indonesia. Xuất khẩu được mật ong và sản phẩm ong sang Nhật Bản, Thái Lan và các thị trường khác.

Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 - 2030 là 100% trạm kiểm dịch đầu mối giao thông được rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền đầu tư, nâng cấp bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ tập trung được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ.

Mục tiêu cụ thể về nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vacxin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 - 2030.

Phấn đấu có ít nhất 2 phòng thử nghiệm trọng điểm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xây dựng phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc, vacxin thú y và 1 phòng thử nghiệm trọng điểm về kháng thuốc.

Mục tiêu của Kế hoạch là xuất khẩu được nhiều sản phẩm chăn nuôi đi các thị trường cao cấp. Ảnh: Tùng Đinh.

Mục tiêu của Kế hoạch là xuất khẩu được nhiều sản phẩm chăn nuôi đi các thị trường cao cấp. Ảnh: Tùng Đinh.

Các nhóm giải pháp

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Kế hoạch cũng nêu rõ các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm để thực hiện.

Theo đó, nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023 - 2030.

Xác định và thiết lập vùng ATDB phù hợp với quy hoạch của tỉnh và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch và theo các quy định của WOAH.

Chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý chăn nuôi bảo đảm ATDB. Tổ chức triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm chứng nhận ATDB, an toàn thực phẩm (ATTP). Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 - 2030.

Đó là đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ quan kiểm dịch thú y cửa khẩu.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đầu tư nâng cấp các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vacxin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 - 2030.

Bao gồm xây dựng 2 phòng thử nghiệm trọng điểm phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc thú y.

Đầu tư, nâng cấp phòng thử nghiệm dược phẩm, phòng thử nghiệm vacxin thú y và khu nuôi động vật phục vụ nghiên cứu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm của Cục Thú y.

Thiết lập hệ thống phòng thử nghiệm về kháng thuốc, bao gồm 1 phòng thử nghiệm trọng điểm quốc gia về kháng thuốc.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.