| Hotline: 0983.970.780

Ngày của Phở lan tỏa hương vị văn hóa ẩm thực

Thứ Ba 07/12/2021 , 16:06 (GMT+7)

Ngày của Phở năm nay được báo Tuổi Trẻ phối hợp Hiệp hội văn hóa ẩm thực và Sở Du lịch TP.HCM tổ chức ngày 12/12 tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81- TP.HCM.

Phở là món ăn độc đáo của người Việt Nam.

Phở là món ăn độc đáo của người Việt Nam.

Ngày của Phở được khởi xướng từ năm 2017, nhằm tôn vinh một món ăn độc đáo của người Việt Nam. Qua 4 lần tổ chức, Ngày của Phở thực sự tạo được sự quan tâm từ phía cộng đồng cho quá trình bồi đắp văn hóa ẩm thực. Ngày của Phở cũng là dịp để cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon” trao tặng giải thưởng Hoa Hồi Vàng và Hoa Hồi Bạc cho những đầu bếp tâm huyết với hương vị phở.

Phở có từ bao giờ và xuất phát từ đâu? Chưa có tài liệu nào có thể trả lời một cách chắc chắn. Những học giả Pháp khi sang Việt Nam từ thế kỷ 19 đã rất ngạc nhiên và thích thú trước sự hiện diện của phở trong đời sống. Những học giả Pháp cho rằng chữ “Phở” theo chữ Nôm gồm ba chữ Hán ghép lại là chữ “mễ” (lúa gạo) chữ “ngôn” (lời nói) và chữ “phổ” (phổ biến). Ban đầu phát âm là “Phổ” nhưng về sau chuyển sang gọi là “Phở”.

Hiện tại, Phở cùng với Áo dài và Tết là 3 từ rất quen thuộc với quốc tế khi nhắc đến Việt Nam. Phở có nhiều “trường phái” khác nhau, nên tùy theo “gu” thưởng thức của từng nơi mà có những biến tấu khác nhau. Thông dụng phải kể đến các loại phở bò, phở gà, phở khô, phở chua, phở vịt, phở cầy...

Giá trị của phở trong xã hội, đã được chứng minh qua văn học nghệ thuật. Họa sĩ Nam Sơn (1890-1973” có bức tranh lụa “Phở gánh” rất được công chúng hội họa yêu thích.

Nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987) có tùy bút viết về phở, dành nhiều tình cảm cho người bán phở: “Đối với những khách quen, với những người có thể ông chưa biết quí danh nhưng ông đã thuộc tính ăn, những người cầu kỳ ấy mà bước vào hiệu, là ông đã đặt ngay tay dao vào những khối thịt chín đặc biệt như khối nạm ròn, nạm dắt hoặc khối mỡ gầu, thái ra những miếng mỏng nhưng to bản, với cái sung sướng bình tĩnh của một người được tỏ bày cái sở trường của mình trong nghề. Ông nào ăn phở mà có chất hoạ thì thấy muốn vẽ tranh tĩnh vật ngay”.

'Phở gánh'. Tranh lụa của họa sĩ Nam Sơn.

"Phở gánh". Tranh lụa của họa sĩ Nam Sơn.

Còn ở lĩnh vực thi ca, nhà thơ Tú Mỡ (1900- 1976) có bài “Phở đức tụng” ca ngợi sự bổ dưỡng của phở khá tưng bừng: “Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc/ Quế phụ nhân sâm chưa chắc đã hơn gì/ Phở bổ âm dương, phế thận, can tì/ Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch”.

Hiệu ứng từ Ngày của Phở”, chương trình “Xe phở yêu thương” góp phần không nhỏ trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19. Cuối tháng 9/2021, 5300 tô phở nóng đã phục vụ cho bệnh viện Lê Văn Thịnh cùng một số cơ sở vệ tinh trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19. Ngày 13-15/19, 5.000 tô phở được phục vụ các y bác sĩ lưu trú tại 24 khách sạn của Saigontourist Group, trước khi các đoàn trở về địa phương sau thời gian hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Ngày 1/11, 2000 tô phở đến phục vụ cho y bác sĩ, bệnh nhi cùng thân nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM. Ngày 3/12, 2200 tô phở nóng đã mang đến bữa ăn ấm lòng cho bệnh nhân và bác sĩ tại Bệnh viện ung bướu TP.HCM...

Ý nghĩa Ngày của Phở đang từng ngày mở rộng. Ông Lê Thế Chữ - Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ khẳng định trước không khí Ngày của Phở 12/12 năm nay: “Không chỉ tôn vinh phở và người nấu phở. Ngày của Phở cũng cổ vũ phát triển nông sản làm nguyên liệu cho phở, để nông dân yên tâm gắn bó với ruộng đồng”.

Xem thêm
Vụ diễn viên Vương Tinh mất tích: Tìm thấy trong tình trạng không ai ngờ

Diễn viên Vương Tinh - sao nam điện ảnh Hoa ngữ đã được tìm thấy sau nhiều ngày gia đình và cơ quan chức năng nỗ lực tìm kiếm. 

Việt Nam sớm chuẩn bị cho giải boxing nữ thế giới 2025

Các tay đấm nữ Việt Nam dự kiến góp mặt ở Giải boxing nữ vô địch thế giới 2025 tại Serbia vào tháng 3 tới.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.