| Hotline: 0983.970.780

Ngày đêm bám trụ bảo vệ rừng mùa khô

Thứ Tư 26/04/2023 , 10:55 (GMT+7)

An Giang An Giang đang bước vào mùa khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng, lớp thực bì dưới tán rừng khô kiệt, mọi hành vi sử dụng lửa bất cẩn đều có thể gây ra cháy rừng.

Hiện ở vùng Bảy Núi (An Giang) đang vào mùa khô hanh, nắng nóng có lúc lên 36 - 37oC, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện ở vùng Bảy Núi (An Giang) đang vào mùa khô hanh, nắng nóng có lúc lên 36 - 37oC, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kiên quyết không để xảy ra cháy rừng 

Cùng với tình hình khô hạn, diễn biến nắng nóng trong mùa khô năm nay gay gắt hơn năm 2022. Trong những cánh rừng đồi núi và đồng bằng ở An Giang, có thể cảm nhận sức nóng, mối nguy đe dọa lên những cành lá khô, lớp thực bì dày, nếu xảy ra cháy rất dễ lan nhanh thành quy mô lớn.

Hiện nay, tại vùng Bảy Núi (An Giang) những cánh rừng đồi núi đang khô dần, chuyển sang màu vàng úa. Hơn lúc nào hết, những người giữ rừng nơi đây ngày đêm bám trụ cùng với người dân quyết tâm bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng Bảy Núi. 

Ông Thái Văn Nhân, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang cho biết, tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh là gần 16.900ha, gồm vùng đồi núi và đồng bằng phân bổ tập trung ở vùng Bảy Núi gồm có các huyện và thành phố như TP Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đi kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô tại vùng Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đi kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô tại vùng Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thông thường cháy rừng thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5 đối với khu vực đồi núi. Trong đó, huyện Tịnh Biên là địa phương với diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao nhất với hơn 2.900ha, tiếp đến là huyện Tri Tôn với hơn 1.800ha. Tại An Giang, khu vực đồi núi vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, lớp thực bì dưới tán rừng khô kiệt, mọi hành vi sử dụng lửa bất cẩn đều có thể gây ra cháy rừng. Vì hiện nay ngành chức năng An Giang đã báo động cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm.

An Giang cũng xác định các nguy cơ tìm ẩn gây ra cháy rừng khu vực đồi núi gồm phát dọn cỏ, cây bụi, đốt để làm nương rẫy, khách hành hương vứt tàn thuốc, đốt nhang, giấy vàng mã, bắt ong trong rừng. Còn khu vực đồng bằng nguy cơ cháy rừng do diện tích ruộng tiếp giáp với rừng đốt xử lý rơm, rạ vào mùa khô gây cháy lan vào rừng hay các đối tượng vào rừng xiệc cá, bắt cò đốt lửa nướng hoặc ném tàn thuốc gây cháy rừng.

Tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh An Giang là gần 16.900ha, gồm vùng đồi núi và đồng bằng phân bổ tập trung ở vùng Bảy Núi gồm có các huyện và thành phố như Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh An Giang là gần 16.900ha, gồm vùng đồi núi và đồng bằng phân bổ tập trung ở vùng Bảy Núi gồm có các huyện và thành phố như Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang khẳng định, mùa khô hạn năm nay, An Giang kiên quyết không để xảy ra cháy rừng gây nghiêm trọng. Nếu có xảy ra cháy phải cố gắng tập trung mọi nguồn lực, phương tiện dập tắt kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng. 

Đã xảy ra 12 vụ cháy rừng

Có thể thấy, tình hình cháy rừng mùa khô năm nay diễn biến phức tạp hơn năm ngoái. Theo Chi cục Kiểm lâm An Giang, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy rừng với diện tích 5,79ha. Trong đó, khu vực rừng đồi núi xảy ra 9 vụ, diện tích 0,79ha. Nhờ lực lượng công an, quân sự, kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh (chủ rừng) phát hiện, xử lý kịp thời nên không gây thiệt hại đến rừng. Đối với khu vực rừng tràm đồng bằng, xảy ra 3 vụ, diện tích 5ha. Do được lực lượng công an, quân sự, kiểm lâm và chủ rừng phát hiện kịp thời, tập trung xử lý nên thiệt hại 1,95ha rừng tràm, một số cây trồng ăn trái (xoài, dừa, chuối) trên khu vực đê bao.

Ông Trần Phú Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang cho biết, cấp dự báo cháy rừng hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang đang ở cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm. Thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng và cháy lớn là rất cao, đặc biệt là các khu vực rừng tràm trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Trần Phú Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang cho biết, cấp dự báo cháy rừng hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang đang ở cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Trần Phú Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang cho biết, cấp dự báo cháy rừng hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang đang ở cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chính vì vậy từ đầu năm đến nay, các lực lượng từ tỉnh đến huyện, xã đã phối hợp tuần tra, kiểm tra 106 đợt, tương đương 485 người tham gia. Trong đó, lực lượng kiểm lâm tuần tra phối hợp nội bộ 52 đợt (167 lượt người). Phối hợp lực lượng các cấp kiểm tra dụng cụ, phương tiện 9 đợt, tại 67 điểm bố trí. Bắt đầu từ ngày 1/3/2023, lực lượng kiểm lâm tại cơ sở thực hiện ứng trực 24/24 giờ, đảm bảo 100% quân số, nhằm ngăn chặn và xử lý sớm các sự cố cháy rừng.

Theo dự báo đến cuối tháng 4, giữa tháng 5/2023, dù mưa trái mùa xuất hiện nhiều hơn nhưng thời tiết phổ biến vẫn còn nắng nóng, khô hanh. Do vậy, Chi cục Kiểm lâm An Giang sẽ tiếp tục tăng cường bố trí lực lượng xuống các địa bàn, khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để tham mưu cho các cấp chính quyền thực hiện công tác phòng chống cháy rừng và tăng cường dụng cụ, phương tiện phòng cháy ở những khu vực này.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.