| Hotline: 0983.970.780

Ngày hội 'Hội quán Đất Sen hồng - đồng hành cùng phát triển'

Thứ Ba 31/10/2023 , 19:17 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Ngày hội 'Hội quán Đất Sen Hồng - đồng hành cùng phát triển' là dịp để nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển mô hình hội quán từ tháng 7/2016 đến nay.

Ngày 31/10, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo về ngày hội “Hội quán Đất Sen hồng - đồng hành cùng phát triển” lần thứ I năm 2023. Ngày hội được tổ chức từ ngày 18/11 đến 19/11. Lễ khai mạc diễn ra vào ngày 18/11 tại Công viên Văn Miếu, đường Lý Thường Kiệt (khu vực đường sách TP Cao Lãnh), phường 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Họp báo về ngày hội 'Hội quán Đất Sen hồng - đồng hành cùng phát triển' lần thứ nhất năm 2023. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Họp báo về ngày hội "Hội quán Đất Sen hồng - đồng hành cùng phát triển" lần thứ nhất năm 2023. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trước ngày hội sẽ có hội thi “Thủ lĩnh Hội quán Đất Sen hồng” cấp huyện năm 2023 cùng các hoạt động giao lưu thể thao, văn nghệ hướng đến ngày hội cấp tỉnh.

Trong ngày hội, sẽ có các tổ chức quốc tế đến tham quan mô hình hội quán; tổ chức vòng chung kết cấp tỉnh hội thi “Thủ lĩnh Hội quán Đất Sen hồng”; triển lãm các gian hàng trưng bày hình ảnh, hiện vật, nông sản, sản phẩm chế biến, sản phẩm OCOP từ các hội quán, sản phẩm OCOP từ các hội quán; triển lãm thành tựu hội quán; gian hàng chuyển đổi số trong nông nghiệp; gian hàng giới thiệu mô hình làng mới của Văn phòng SGF (Saemaul Globalization Foundation - Quỹ toàn cầu hóa Saemaul) tại Hà Nội.

Cùng với đó là hội thảo “Phát huy giá trị cộng đồng của hội quán” với 3 chủ đề: Cộng đồng tự lực, tự quản, tự chủ, thực hiện tư duy kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường; tư duy nông nghiệp tích hợp đa giá trị, nền tảng phát triển du lịch nông nghiệp; chủ động tiếp cận chuyển đổi số, xây dựng làng thông minh, làng hạnh phúc. Ngoài ra, còn có hội thảo "Hội quán đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đồng Tháp".

Vai trò của ban chủ nhiệm các hội quán rất quan trọng trong tuyên truyền, vận động các thành viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vai trò của ban chủ nhiệm các hội quán rất quan trọng trong tuyên truyền, vận động các thành viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày hội “Hội quán Đất Sen hồng - đồng hành cùng phát triển” là dịp để nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển mô hình hội quán từ tháng 7/2016 đến nay. Qua đó, tạo điều kiện cho các hội quán của tỉnh Đồng Tháp giao lưu, liên kết hợp tác, giới thiệu sản phẩm; thành viên hội quán được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các tổ chức quốc tế. Các hoạt động của ngày hội nhằm kết nối, thu hút các nguồn lực từ các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ, phát triển hội quán.

Ông Lê Thành Công, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp - Trưởng Ban tổ chức ngày hội "Hội quán Đất Sen hồng lần thứ I năm 2023" cho biết, hiện nay, Đồng Tháp đang đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đã phát triển thành chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu giống, nuôi trồng, chế biến, đông lạnh đến vận chuyển, hậu cần xuất khẩu; sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Do đó, vai trò của ban chủ nhiệm các hội quán rất quan trọng trong tuyên truyền, vận động các thành viên tích cực tham gia mô hình sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Hiện Đồng Tháp có hơn 140 hội quán đã được thành lập, từ nền tảng đó đã có hàng chục hội quán phát triển thành HTX mạnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện Đồng Tháp có hơn 140 hội quán đã được thành lập, từ nền tảng đó đã có hàng chục hội quán phát triển thành HTX mạnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội quán là nơi để nông dân chia sẻ kinh nghiệm sản xuất theo hướng mới, kết nối doanh nghiệp với nông dân để liên kết sản xuất - tiêu thụ, hợp tác sản xuất theo hướng nông sản an toàn, chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, đủ tiêu chuẩn vào các siêu thị và hướng đến xuất khẩu. Song song đó, hội quán còn tham gia thực hiện chương trình OCOP, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng.

Thông qua ngày hội "Hội quán Đất Sen Hồng - đồng hành cùng phát triển lần thứ I năm 2023", Ban tổ chức kỳ vọng sẽ là nơi tập hợp tiếng nói, nguồn lực của cả khu vực công và khu vực tư nhân. Đây cũng là nơi kết nối, hợp tác, thúc đẩy và gắn kết các xu hướng đổi mới sáng tạo với các mô hình sản xuất kinh doanh truyền thống của Đồng Tháp, qua đó tạo ra các lợi thế cho thành viên các hội quán chuyển biến nhận thức sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, theo quy trình hữu cơ, sinh học.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.