| Hotline: 0983.970.780

Nghề 'ăn cơm đứng' của nông dân vùng cao

Thứ Hai 21/09/2020 , 12:02 (GMT+7)

Xã Đăng Hà có hơn 70% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nghề “ăn cơm đứng” đang giúp nhiều hộ nghèo vùng đồng bào này trở nên khá giả trông thấy…

Nhờ vào những lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, Bình Phước) được xem là thủ phủ của nghề trông dâu nuôi tằm. Trải qua nhiều thăng trầm, bà con nơi đây đã từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn bó với nghề. Từ đó, nhiều hộ dân khá giả lên trông thấy, cuộc sống ngày một ấm no, những ruộng dâu xanh, né tằm vàng nhả tơ “dệt” những trang cuộc sống mới.

Rộn ràng mùa tằm

Chúng tôi đến xã Đăng Hà vào những ngày đầu của vụ tằm thu, trên những cung đường quê quanh co xen kẽ những vườn cà phê, vườn điều là những nương tằm xanh ngát, người dân hăng say làm việc, không khí chăm sóc tằm rộn ràng, sôi nổi.

Ông Mai Xuân Doanh hăng say giới thiệu mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình mình. Ảnh: Trần Trung.

Ông Mai Xuân Doanh hăng say giới thiệu mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình mình. Ảnh: Trần Trung.

Là một trong những hộ tiên phong trồng dâu nuôi tằm, gia đình ông Mai Xuân Doanh (thôn 3 xã Đăng Hà) đang sở hữu hơn 1,5 ha nương dâu và khu nhà xưởng phục vụ nuôi tằm rộng gần 300 m2 được đầu tư bài bản, khoa học với công xuất 2,5 hộp/lứa. Đang là tuổi tằm ăn rỗi nên cả nhà ông Doanh đều bận rộn đúng kiểu “nuôi tằm ăn cơm đứng”. Chỉ riêng việc hái lá, cho tằm ăn và vệ sinh nong đã cần tới 3 người. Nghe những tiếng lách tách, lào rào từ các nong tằm phát ra và sự tất bật của gia đình ông Doanh chúng tôi mới hiểu thế nào là “như tằm ăn rỗi”.

Việc áp dụng lưới ngăn ruồi phòng chống dịch bệnh là một cách làm hiệu quả người dân Đăng Hà. Ảnh: Trần Trung.

Việc áp dụng lưới ngăn ruồi phòng chống dịch bệnh là một cách làm hiệu quả người dân Đăng Hà. Ảnh: Trần Trung.

 Đang cho tằm ăn, ông Vinh Cho biết, ông từng gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm tại Lâm Đồng, hơn 10 năm trước ông đến Bình Phước lập nghiệp và đem theo nghề này về địa phương, tuy có phần cực nhọc hơn so với trồng điều và cà phê nhưng nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập cao hơn nhiều lần. “Nuôi tằm không khó nhưng quan trọng là phải cẩn thận, chu đáo. Ngoài việc cho tằm ăn đầy đủ, không đứt bữa thì còn phải chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ và phòng trừ bệnh tốt, như vậy tằm mới khỏe mạnh, cho kén đều, tơ đẹp, được giá” ông Vinh chia sẻ.

Bà con áp dụng cơ giới hóa xử lý thức ăn cho tằm, giảm nhân công. Ảnh: Trần Trung.

Bà con áp dụng cơ giới hóa xử lý thức ăn cho tằm, giảm nhân công. Ảnh: Trần Trung.

Theo ông Vinh, nếu như trước đây người nuôi hoàn toàn chủ động từ khâu sản xuất giống đến tìm đầu ra cho sản phẩm, thì nay đã có rất nhiều công ty đến địa phương để cung cấp giống và bao tiêu đầu ra, người dân chỉ tập trung chăm sóc dâu và nuôi tằm từ giai đoạn tằm đã chuẩn bị bước vào thời kỳ ăn rỗi. “Với một hộp giống 500.000 đồng do Công ty cung cấp, chỉ cần sau 15 ngày nuôi nhà nông thu được 45 kg kén, với giá ổn định 100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sẽ đem lại thu nhập không dưới 2 triệu đồng/lứa”, ông Vinh tiết lộ.

Giống dâu mới được đưa vào sản xuất góp phần rút ngắn thời gian thu hái mà hiệu quả lao động lại tăng lên. Ảnh: Trần Trung.

Giống dâu mới được đưa vào sản xuất góp phần rút ngắn thời gian thu hái mà hiệu quả lao động lại tăng lên. Ảnh: Trần Trung.

Nhận thấy mô hình trồng dâu nuôi tằm từ gia đình ông Vinh không phải đầu tư lớn, thời gian chăm sóc, thu hoạch lại ngắn, người nuôi nhanh quay vòng, thu lãi, nhiều hộ đã học làm theo.

Năm 2018, gia đình anh Mai Kỳ Khánh (thôn 6, xã Đăng Hà) cũng đầu tư vào trồng dâu, nuôi tằm. Đến nay, sau 2 năm gầy dựng, anh Khánh đã có cho riêng mình 5 xào dâu và khu nhà xưởng để nuôi tằm rộng gần 100 m2, bình quân mỗi lứa thu nhập hơn 10 triệu đồng.

Mô hình nuôi tằm của anh Mai Kỳ Khánh. Ảnh: Trần Trung.

Mô hình nuôi tằm của anh Mai Kỳ Khánh. Ảnh: Trần Trung.

Anh Khánh chia sẻ, bởi nghề này chủ yếu lấy công làm lời, thời gian gần đây do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nên giá kén trên thị trường có giảm xuống nhưng điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến người trồng dâu nuôi tằm. “Hiện bà con dân tộc thiểu số trong xã cũng đã tích cực, mạnh dạn chuyển đổi diện tích điều, cà phê già cỗi sang trồng dâu nuôi tằm, có hộ đã có nguồn thu khá ổn định”, Anh Khánh cho biết. 

Tăng lợi nhuận từ sáng tạo cách nuôi mới

Ông Bàng Văn Lưu, Chủ tịch hội Nông dân xã Đăng Hà cho biết, trước đây, người trồng dâu tằm ở Đăng Hà chủ yếu canh tác một số giống dâu cũ, phương pháp lạc hậu nên năng suất kém, hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay người dân đã biết áp dụng giống mới và kỹ thuật nuôi hiện đại vào sản xuất, từng bước đưa nghề trồng dâu nuôi tằm trở thành kinh tế chủ lực của địa phương.

Phương pháp mới là nuôi dưới nền xi măng cộng với 'né gỗ và máy gỡ kén' được bà con xã Đăng Hà áp dụng, tăng hiệu quả sản xuất. Ảnh: Trần Trung.
Phương pháp mới là nuôi dưới nền xi măng cộng với 'né gỗ và máy gỡ kén' được bà con xã Đăng Hà áp dụng, tăng hiệu quả sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Phương pháp mới là nuôi dưới nền xi măng cộng với “né gỗ và máy gỡ kén” được bà con xã Đăng Hà áp dụng, tăng hiệu quả sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, nhận thấy giống dâu VH 09 trên Lâm Đồng có nhiều ưu điểm vượt trội như lá to nhựa nhiều, sản lượng cao, chất lượng tốt, phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, người dân địa phương tập trung mở rộng diện tích canh tác loại dâu này nhằm tiết kiệm được thời gian chăm sóc cây dâu, rút ngắn thời gian thu hái mà hiệu quả lao động lại tăng lên.

Về phương pháp nuôi, thay vì nuôi trên nong tre, bà con áp dụng phương pháp mới là nuôi dưới nền xi măng cộng với “né gỗ và máy gỡ kén”. Với phương pháp này, khi tằm đến độ tuổi cho kén, người nuôi chỉ cần đưa né vào khu vực nuôi, theo phản xạ tự nhiên, tằm sẽ bò hướng lên phía trên. Do đó, nếu chỗ nào nhiều tằm tập trung thì né sẽ xoay xuống dưới, con tằm nào chưa tìm được chỗ để kết kén sẽ bò lên chỗ cao hơn để làm tổ.

Những né tằm chờ ngày thu hoạch. Ảnh: Trần Trung.
Những né tằm chờ ngày thu hoạch. Ảnh: Trần Trung.

Những né tằm chờ ngày thu hoạch. Ảnh: Trần Trung.

Đặc biệt, mỗi né đều được phân ô rõ ràng nên mỗi con tằm chỉ ở trong ô riêng; mỗi ô được thiết kế vừa với kích thước của kén tằm nên lượng phân và nước tiểu đều được thải khỏi né. Chính vì vậy, chất lượng kén tằm cao hơn hẳn, tằm “lên tơ” đều và trắng. Khi thu hoạch kén, người nuôi tằm chỉ việc bỏ né gỗ vào máy dập kén, kén trên né sẽ được gỡ ra. Qua đó, công lao động giảm nhiều, chất lượng kén tốt, giá bán đạt cao hơn so với kén trên né tre, lợi nhuận của người nuôi tăng cao hơn nhiều.

Ông Bàng Văn Lưu, Chủ tịch hội Nông dân xã Đăng Hà cho biết thêm, Đăng Hà là xã thuần nông với hơn 70% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nghề trồng dâu nuôi tằm được địa phương đánh giá là một hướng sản xuất phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng địa phương. Nhằm nhân rộng mô hình, từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, hội đã cho 3 hộ hội viên vay (mỗi hộ 50 triệu đồng) để mở rộng sản xuất, nhìn chung các hộ đều sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. “Từ hiệu quả sản xuất 3 hộ này, sắp tới địa phương sẽ cho nông dân học tập rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn xã”, ông Lưu nói.

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Quảng Trị, miền đất thiêng nở đóa hoa hòa bình

Chiến tranh đã lùi xa, non sông thu về một mối nhưng còn biết bao người con đất Việt đã nằm xuống. Tất cả đã hóa thân thành bản anh hùng ca bất tử.

Bình luận mới nhất