| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An đạt bước tiến trong chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Thứ Tư 15/11/2023 , 09:22 (GMT+7)

Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành thủy sản Nghệ An đã tháo gỡ được những nút thắt dai dẳng để khoác lên mình chiếc áo mới đầy tươi tắn.  

Công tác tuyên truyền phát huy hiệu quả giúp ngư dân hiểu rõ quy định pháp luật, qua đó nâng cao rõ rệt ý thức trách nhiệm chung. Ảnh: Việt Khánh.

Công tác tuyên truyền phát huy hiệu quả giúp ngư dân hiểu rõ quy định pháp luật, qua đó nâng cao rõ rệt ý thức trách nhiệm chung. Ảnh: Việt Khánh.

Sau 6 năm thực hiện nhiệm vụ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) nhằm gỡ “thẻ vàng” theo khuyến nghị của EC, Nghệ An, địa phương có thế mạnh về kinh tế biển đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, từng bước tạo chuyển biến căn cơ trên nhiều phương diện.

Mấu chốt của thành công đến từ khung pháp lý khá hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được yêu cầu chống khai thác IUU khắt khe mà Ủy ban châu Âu đặt ra. Từ nhu cầu cấp thiết Nghệ An đã tham gia rà soát, góp ý hiệu quả vào việc sửa đổi, bổ sung các Thông tư, Nghị định liên quan theo hướng phù hợp với thực tiễn nghề cá tại Việt Nam và các quy định của quốc tế.

Xoay quanh nội dung này, HĐND và UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành 3 Nghị quyết và nhiều Quyết định, kế hoạch hành động. UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT tổ chức đánh giá tổng quan nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng làm căn cứ điều chỉnh đội tàu, đồng thời đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm hướng đến một ngành thủy sản bền vững, có trách nhiệm.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT về việc rà soát lại toàn bộ số lượng phương tiện cũng như cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase, tính đến tháng 10/2023 Nghệ An đã tiến hành kiểm kê hiện trạng chung, đồng thời xác định hạn ngạch khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng theo Luật Thủy sản năm 2017. Đây là việc làm cần thiết để địa phương chủ động hoạch định hướng đi phù hợp, thay vì dàn trải chung chung, vừa tốn kém lại thiếu hiệu quả.

Ngành thủy sản Nghệ An có sự thay đổi toàn diện sau 6 năm thực hiện nhiệm vụ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU). Ảnh: Việt Khánh.

Ngành thủy sản Nghệ An có sự thay đổi toàn diện sau 6 năm thực hiện nhiệm vụ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU). Ảnh: Việt Khánh.

Về công tác chuyên môn thuần túy, nhờ phát huy được hiệu ứng tuyên truyền, việc ứng dụng công nghệ thông tin khai thác, sử dụng hệ thống giám sát tàu cá để theo dõi hoạt động của trên biển đã chuyển biến thấy rõ, thể hiện qua 1.069/1.116 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 96%.

Quá trình thực hiện, lực lượng Biên phòng (Đồn, Trạm Biên phòng tuyến biển) đã chủ động kiểm tra, kiểm soát điều kiện của tàu cá theo quy định (giấy tờ, trang thiết bị, lao động trên tàu…) trước khi xuất bến, nhập bến. Tương tự, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (chủ trì là Chi cục Thủy sản, Biên phòng và có sự phối hợp của các Sở, ngành, địa phương có liên quan) cũng đẩy mạnh tăng cường tuần tra, thường xuyên bám biển để kịp thời đưa ra phương án xử lý.

Nghệ An xác định ngăn chặn, xử lý quyết liệt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài là yếu tố sống còn trong nhiệm vụ gỡ “thẻ vàng” của EC, vì thế đã tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để cụ thể hóa mục tiêu. Diễn biến có được cho thấy mọi việc đang đi đúng hướng, đúng lộ trình đã vạch sẵn.

Việc tàu cá Nghệ An trong thời gian qua chủ yếu vượt ranh giới đều được xử lý nghiêm. Nhìn chung công tác điều tra, xác minh và xử lý vi phạm đảm bảo đúng quy định, có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng biên phòng, ngành nông nghiệp, Sở Ngoại vụ và chính quyền địa phương có liên quan.

Những con số thống kê đã nói thay tất cả, năm 2022 toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 105 lượt tàu cá vượt ranh giới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xử phạt 18 chủ tàu cá với số tiền 450 triệu đồng, tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ 4 tháng 15 ngày đối với 2 thuyền trưởng. Trong 9 tháng đầu năm 2023 chỉ ghi nhận 27 tàu cá vượt ranh giới, chỉ 8 tàu bị phạt hành chính với tổng tiền 190 triệu đồng.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.