| Hotline: 0983.970.780

Nghề biển, sức hút từ Quỳnh Long

Thứ Sáu 13/10/2017 , 14:05 (GMT+7)

Ăn nên làm ra, không có nợ quá hạn, tàu ra khơi luôn mang đầy ắp tôm cá về tạo nên động lực thúc đẩy nền kinh tế biển Quỳnh Long phát triển. 

Cách đây ít tuần, báo NNVN thực hiện tuyến bài xung quanh việc sửa đổi Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản. Trong loạt bài này, chúng tôi đề cập khá rõ về sự cần thiết phải sửa đổi Nghị định để đáp ứng yêu cầu thực tế, như vốn vay cần phải có tài sản đảm bảo, tàu 67 phải được bảo hiểm suốt chu kỳ dự án và thực hiện chuyển nhượng tàu cá, vốn vay cho người khác khi chủ dự án mất hoặc không có khả năng khai thác… Toàn những khó khăn, trắc trở.

Ở Quỳnh Long lại là một câu chuyện khác...

14-56-32_tu_c_cu_ngu_dn_quynh_long
Tàu cá ngư dân Quỳnh Long

Sức hút xung quanh câu chuyện “tàu 67” ở vùng biển Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, chúng tôi ghi lại để thêm cái nhìn bao quát hơn về một chủ trương lớn của Chính phủ.
 

Thuê tàu 67

Vùng biển Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, một vùng đất ngoài nghề đi biển ra họ không có nghề nào khác nên câu chuyện gắn chặt với biển khi chúng tôi gợi mở. Chúng tôi đặt vấn đề rằng, nhiều nơi tàu 67 đang bị “mắc cạn”, ngay lập tức Chủ tịch Hội nghề cá Quỳnh Long, ông Vũ Ngọc Chắt nói, không phải đâu xa, ngư dân Quỳnh Long đang “vận hành giúp” 4 tàu cá 67 của ngư dân các huyện Nghi Lộc, Cửa Lò, Diễn Châu đây.

Thì ra 4 tàu 67 này đã được ngư dân Quỳnh Long thuê lại để ra khơi, trong khi chủ chính các con tàu trên làm ăn không tốt, để tàu nằm bờ, ngân hàng thúc giục trả nợ. May thay, khi cả 4 tàu vào tay ngư dân Quỳnh Long thì làm ăn rất khá. “Chẳng tài cán gì, đi biển nó cũng phải có nghề chứ không phải cứ thấy có chính sách ưu đãi là chạy hùa làm hồ sơ vay vốn. Đến khi làm ăn không được hoặc là phá sản, hoặc là chạy làng”, ông Chắt nói.

Theo Chủ tịch Hội nghề cá Quỳnh Long, hiện toàn xã có 176 tàu thuyền, trong đó có 110 tàu đánh bắt xa bờ (công suất từ 400 – 1.100 CV). Khác với các địa phương, ở Quỳnh Long hình thành nên những tổ đội hợp tác khai thác (gồm 18 tổ) nhờ đó hoạt động trên biển được hỗ trợ giữa các tàu là rất tốt. Trong số 13 tàu đóng mới theo Nghị định 67 đến nay Quỳnh Long đã có 11 tàu ra khơi. “Cùng với 4 tàu thuê của các địa phương khác nữa thì tất cả các tàu 67 ở Quỳnh Long đều ăn nên làm ra, lợi nhuận khá”, ông Chắt bộc bạch.

Đây là lý do kể từ sau năm 1992 đến nay ngư dân Quỳnh Long chưa một lần để xảy ra chuyện nợ khó đòi cho ngân hàng. Chính bà Nguyễn Thị Lan, giám đốc Phòng giao dịch Sơn Hải thuộc Chi nhánh Agribank Quỳnh Lưu (Nghệ An) xác nhận với chúng tôi như vậy.

Bà Lan cho hay, hiện dư nợ của Phòng giao dịch đạt 472 tỷ đồng, riêng Quỳnh Long chiếm 167 tỷ đồng. “Gắn bó với vùng Sơn Hải này, tôi nhận ra một điều, dư nợ tín dụng cho ngư dân Quỳnh Long chiếm nhiều nhất nhưng chưa một lần ai để nợ quá hạn. Có được điều này, xuất phát từ người vay ở đây họ tính toán rất cẩn trọng, chặt chẽ. Cần đến đâu họ vay đến đó và đầu tư đúng nhu cầu. Họ hoàn toàn không chạy đua, không nhất thiết phải có tàu to, tàu nhỏ. Đi biển về, có tiền là trả nợ ngay cho ngân hàng. Chính sự năng động, sáng tạo, chịu khó, yêu biển và đầy kinh nghiệm đánh bắt, ngư dân Quỳnh Long để lại ấn tượng tốt đẹp cho cán bộ tín dụng”, bà Lan tâm sự.

Ăn nên làm ra, không có nợ quá hạn, tàu ra khơi luôn mang đầy ắp tôm cá về tạo nên động lực thúc đẩy nền kinh tế biển Quỳnh Long phát triển. Theo ông Vũ Ngọc Chắt, trong số 98 tàu chuyên nghề vây thì có khoảng 10 tàu đánh bắt ở mức trung bình, số còn lại làm ăn rất khá.
 

Chưa có ai phá sản hay bỏ biển

Chúng tôi tìm đến ngư dân Nguyễn Văn Minh, xóm Đại Bắc, xã Quỳnh Long. Mười sáu tuổi anh Minh đã lênh đênh trên biển và hiện giờ là một chủ tàu cá giàu có ở vùng biển Quỳnh Long. Hiện nhà anh Minh có 4 tàu có công suất từ 450 – 810 CV. Anh Minh bảo, khởi sự bắt đầu của anh là khoản vay 10 triệu đồng của ngân hàng NN-PTNT Quỳnh Lưu vào năm 1996. Đến nay dư nợ của anh lên đến 10 tỷ đồng để đóng tàu theo chính sách 67.

14-57-09_ngu_dn_nguyen_vn_minh_v_cc_ngu_dn
Ngư dân Nguyễn Văn Minh (thứ 2 từ phải sang) cùng các ngư dân và lãnh đạo Hội nghề cá xã Quỳnh Long
“Sau 30 năm đi biển, ở Quỳnh Long tôi chưa thấy một ai bị phá sản, bỏ nghề biển. Có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn nhưng về tổng thể đời sống ngư dân Quỳnh Long rất khấm khá nhờ đi biển”, ngư dân Nguyễn Văn Minh nói.

Bằng thực tiễn 30 năm đi biển, anh Minh rút ra một điều rằng, chính sự đoàn kết, liên minh thành tổ đội am hiểu tường tận ngư trường đánh bắt lại được ngân hàng sát cánh nên những chuyến ra khơi của ngư dân thành công. Từ năm 2005 đến nay hầu hết ngư dân nơi đây chuyển sang nghề vây rút chì, mỗi chuyến ra khơi khoảng 10 ngày, một tháng đi 2 chuyến. Mưa thuận gió hòa thì chuyến ra khơi cũng thu được 700 – 800 triệu đồng.

Trong số 18 lao động làm ăn với nhà anh Minh, không chỉ đời sống của các lao động mà cuộc sống của các thành viên trong từng gia đình đều khấm khá. “Thu nhập của lao động luôn đảm bảo mức 14 – 15 triệu đồng/tháng. Con tàu 67 hạ thủy được 1 năm, chính tôi ghi chép đầy đủ và thấy một lao động có mức thu 198 triệu đồng. Đấy là một mức thu nhập rất khá đối với người đi biển ở Quỳnh Long”, anh Minh cho biết.

Cũng như anh Minh, ngư dân Phạm Văn Công, xóm Thành Công – cái nôi của nghề vây chia sẻ rằng, sau khi đi bộ đội về, lập gia đình, đến 2013 anh Công đắm mình cùng những chuyến vươn khơi dài ngày. Năm ngoái được nhà nước chấp thuận cho vay vốn theo Nghị định 67, anh Công đóng tàu với công suất 818CV trị giá 11 tỷ đồng.

“Sau 3 tháng hạ thủy con tàu đã ra khơi đánh bắt được 2 chuyến. Chuyến đầu tiên được 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi lao động được khoảng 13 triệu đồng. Chuyến thứ hai được 200 triệu đồng vì bị ảnh hưởng bởi bão số 10. Bằng kinh nghiệm 5 – 6 năm đi biển nên các thiết bị trên tàu đều được vận hành suôn sẻ, rất ổn. Cứ đà làm ăn suôn sẻ này, ít gặp mưa bão, chẳng mấy chốc trả hết nợ cho ngân hàng”, anh Công chia sẻ.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm