| Hotline: 0983.970.780

Nghề đốt vàng mã thuê

Thứ Tư 07/11/2012 , 10:28 (GMT+7)

Chị Tơm làm nghề hoá vàng thuê, tức là đốt vàng mã, đốt sớ cho khách sau khi họ lễ xong. Ngày sóc và ngày vọng (mùng 1 và 15) hằng tháng, chị bảo được bốn năm trăm ngàn mỗi ngày. Dịp hội đền Trần Nam Định, thu nhập thường thường mỗi ngày sáu bảy trăm ngàn.

Sáu giờ chiều về đến nhà, chị Trần Thị Tơm (xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) đổ tiền trong cái túi du lịch cũ ra bàn. Toàn là tiền lẻ các loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 và 5.000 đồng, lác đác có một vài tờ 10.000 đồng, 20.000 đồng. Tay thoăn thoắt bới, chọn, xếp từng loại tiền một vào nhau rồi buộc lại.

Lát sau chị đếm tổng số rồi bảo chúng tôi:

- Hôm nay được 320 ngàn đồng.

Ba trăm hai chục ngàn. Đó là ngày thường. Ngày sóc và ngày vọng (mùng 1 và 15) hằng tháng, chị bảo được bốn năm trăm ngàn mỗi ngày. Dịp hội đền Trần Nam Định (từ mùng 1 đến 20 tháng 8 AL) và sau Tết nguyên đến đến hết tháng 2 AL, thu nhập thường thường mỗi ngày sáu bảy trăm ngàn. Quả là một mức thu nhập ngoài sức tưởng tượng của người nhà quê. Một sào ruộng cấy lúa đặc sản như Bắc thơm 7, vụ mùa này được 1,8 tạ thóc, bán với giá 7 ngàn mỗi kg, trừ chi phí đi rồi cũng chỉ còn được sáu bảy trăm ngàn.

Chị Tơm làm nghề hoá vàng thuê, tức là đốt vàng mã, đốt sớ cho khách sau khi họ lễ xong. “Địa bàn hoạt động” của chị là Cụm di tích lịch sử đền Bảo Lộc, một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng nằm ở xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc (Nam Định), thờ Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ và Hoài văn hầu Trần Quốc Toản.


Suốt ngày người hóa vàng mã thuê phải ngồi trước lò hoá vàng mã rừng rực lửa

Bảo Lộc cũng chính là thái ấp của Quốc công Tiết chế, cạnh đền có một ngôi lăng được cho là nơi an táng của ngài. Hằng năm, vào ngày 24 tháng Giêng, đền này mở hội, có mục “rước cờ” rất tưng bừng: Một toán thanh niên hoá trang làm quân lính nhà Trần, được giao ruớc một lá cờ đại có chữ “Trần” từ lăng Quốc công Tiết chế về đền Bảo Lộc. Bên ngoài lăng, rất nhiều “giặc” đã chờ sẵn để chỉ chờ cờ ra khỏi lăng là xông vào cướp. Toán “lính nhà Trần”, phải bằng mọi giá bảo vệ được cờ, đưa cờ về đích. Để cờ bị cướp mất, bị coi như điềm xấu cho cả làng trong năm ấy. Có nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã gọi cuộc “rước cờ” đó là một hình ảnh ước lệ của một trận kịch chiến chống giặc Nguyên - Mông, điều đó rất đúng. Vì là đền thiêng nên khói hương không bao giờ dứt.

Ngày thường du khách thập phương đổ về lễ bái đã đông, ngày rằm, mùng một và ngày hội càng đông hơn. Người nào đến đền cũng mang theo đồ lễ và vàng mã, tiền mã, tấu sớ. Nhiều người còn cúng cả ngựa mã, voi mã, nhiều con có kích thước không kém ngựa thật, voi thật là mấy. Lò thiêu vàng mã và tấu sớ suốt ngày rừng rực lửa. Nói không ngoa, hằng năm tại khu đền này, hàng trăm tấn đồ mã và tấu sớ đã bị đốt thành tro. Đội quân hoá vàng, đốt sớ thuê không ngày nào thiếu việc.

“Đồ nghề” của những người hoá vàng thuê như chị Tơm rất đơn giản: Một bật lửa ga, một que cời bằng sắt 6 ly, dài chừng một mét, một đầu quấn vải để chống nóng. Một khẩu trang để ngăn tro vào miệng, vào mũi, một khăn bịt mặt để chống hơi lửa làm rám da, một chiếc nón và một cái túi du lịch hay cái túi xắc để đựng tiền, vì là toàn tiền lẻ nên không túi quần túi áo nào chứa hết.

Từ bảy, tám giờ sáng, những người hoá vàng thuê đã “túc trực” sẵn sàng ở đền, cũng là lúc người đi lễ lác đác đến. Chờ khách lễ xong thì tiến lại, hạ đồ lễ giúp họ. Mọi thứ khác họ thu lại, chỉ riêng vàng mã, tiền mã, tấu sớ và các đồ mã khác thì người hoá thuê cầm, và: Mời ông, bà (hay anh, chị...) ra hoá vàng.

Chị Tơm bảo:

- Việc mang đồ mã ra lò hoá mã phải rất cẩn thận. Để xô lệch hay rơi xuống đất là khách đòi lại, không cho hoá nữa, có người khó tính họ còn mắng cho. Bởi vì đồ mã, sau lúc lễ xong là đã thành đồ của thần thánh, tức là đồ thiêng rôi, chỉ chờ hoá xong là các ngài nhận được, nên phải rất thành kính.

Hoá sớ, hoá mã xong, không được đòi tiền công, cho bao nhiêu là tuỳ tâm khách. Nếu khách có hỏi tiền công bao nhiêu, thì người hoá mã, hoá sớ thuê cũng chỉ trả lời: “Dạ, tuỳ ông, bà (hay anh, chị...) thôi ạ”. Không khách nào là không cho tiền người hoá sớ, hoá mã thuê: Người nhà quê đi lễ thường chỉ cho 500 đồng hay một ngàn đồng, người phố cho vài ngàn, dăm ngàn, có người sang trọng, đi xe xịn đến lễ, cúng nhiều đồ mã thì cho một, hai chục ngàn.

Mang đồ mã ra nơi hoá đã vậy, việc đốt mã cũng là cả một nghệ thuật. Sớ tấu phải đốt trước, vì trong sớ đã ghi đủ cả tên tuổi, địa chỉ của người lễ cùng với nguyện vọng của họ muốn các ngài ban cho họ cái gì, cùng với đó là những đồ mà họ đã tiến cúng. Nói nôm na, mỗi lá sớ là một bản “khế ước” của người trần với các đấng bậc đang ngự trị cõi thiêng.

Hoá sớ xong mới hoá đến đồ mã. Đầu tiên phải cho vài tờ tiền mã hay lá vàng mã vào lò, bật lửa hoá trước, rồi sau đó một tay cầm tiếp đồ mã cho vào, tay kia cầm que cời cời cho lửa cháy to, cháy đều đến hết. Tuyệt đối không được để sót một tí giấy hay tí cốt nào. Vì tiền giấy mà sót không cháy hết nghĩa là ở “trên kia”, các ngài sẽ nhận được... tiền rách. Ngựa mã hay voi mã không cháy hết thì trên kia các ngài sẽ nhận được ngựa què, voi què. Mang tiền rách hay voi què ngựa què lên dâng các ngài, còn gì “đại bất kính” hơn?

Chị Tơm khoe:

- Dịp giỗ Đức thánh Trần (20/8AL) mới rồi, có ông khách khen tôi hoá khéo, cho tôi hẳn 100 ngàn, lại xin số điện thoại của tôi, bảo sau Tết về lễ, sẽ lại gọi tôi đến hoá.

- Ông ấy gọi chị đến hoá sớ, hay còn gọi đến “làm cái gì” nữa?

- Gớm, người ta giàu có, sang trọng thế, thiếu gì mà người ta phải quài quở đến cái loại nhà quê, lại già có mõ như tôi. Với lại, đi lễ là người ta chay tịnh, thành tâm chứ ai lại làm chuyện ô uế. Người ta tốt thì người ta cho thôi.

Cái nghề này thu nhập khá, nhưng chị Tơm cho hay, cũng cực khổ vô cùng. Mùa đông còn đỡ, chứ mùa hè thì... thôi rồi. Trời đã nắng như đổ lửa. Ở nhà, chui vào bếp đun nồi canh hay nồi cám lợn chỉ một lúc đã thấy khổ rồi, đằng này suốt ngày phải giơ mặt ra trước cái lò hoá mã lúc nào cũng rừng rực lửa, hơi nóng cứ rần rật phả vào mặt, vào người đến héo thịt héo da, áo lúc nào cũng ướt mồ hôi, miệng lúc nào cũng khát nước, nhưng càng uống nước thì mồ hôi lại càng tháo ra, người càng mệt. Mỗi cơn gió to, tàn tro vàng mã lại bị gió cuốn bay đầy đất, cứ tối tăm cả mặt mũi, dù đã bịt khẩu trang, đeo kính nhưng mắt vẫn bị khói xông cay xè, tối về người cứ lảo đảo như say nắng. Lại thêm cảnh tranh dành nhau. Không mấy ngày không có chuyện cãi cọ, thậm chí đánh nhau, chửi nhau giữa những người làm cùng công việc.

Vất vả vậy, nhưng mỗi tối về, đổ đống tiền ra đếm, lại thấy bao nhiêu cái mệt nhọc bay đâu hết cả.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm