| Hotline: 0983.970.780

Nghỉ học mùa dịch có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục không?

Thứ Sáu 14/02/2020 , 10:50 (GMT+7)

NNVN trao đổi với “nhà giáo lão thành” về “kiến nghị tiếp tục cho học sinh nghỉ học để chống dịch” đang thu hút sự quan tâm của bạn đọc

Nhà văn - nhà giáo Tần Hoài Dạ Vũ. Ảnh: NVCC.

Nhà văn - nhà giáo Tần Hoài Dạ Vũ. Ảnh: NVCC.

- Thưa nhà văn - nhà giáo Tần Hoài Dạ Vũ! Sáng nay, 14/2, ông Vũ Đức Đam - Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về công tác phòng chống virus corona, đã phát biểu: “Tinh thần là phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại.

Trước hết, nhất thiết chính quyền, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các giải pháp để đảm bảo trường học, lớp học thật sự an toàn. Nhưng như vậy cũng chưa đủ mà phải hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, học sinh an tâm. Chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa nên cho đi học trở lại ngay.

Đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn. An toàn cả dưới giác độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học…”

Đó là một ý kiến rất sáng suốt. Một đại dịch mà người lớn còn loay hoay tìm cách đối phó thì không nên để trẻ em mà cụ thể là học sinh phải đối mặt với sự phiêu lưu.

- Thư ngỏ của ông gửi đến UBND TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM hôm qua, đã có phản hồi gì chưa?

Nhân viên văn phòng của UBND TP.HCM thông báo lại ngay cho tôi là đã chuyển những lời gan ruột của tôi đến lãnh đạo thành phố và ban giám đốc Sở GD-ĐT. Sự phản ứng nhanh nhạy và thiện chí ấy khiến tôi rất ấm lòng, dù tôi là một nhà giáo đã rời xa bục giảng nhiều năm.

Tôi tin những người có lương tri sẽ không nhân danh chất lượng giáo dục để "đánh cược" sức khỏe và tính mạng của hàng triệu học sinh!

- Nhiều năm qua ông chỉ được biết đến như một nhà thơ - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tại TP.HCM, nên ít người nhớ ông có tên thật Nguyễn Văn Bổn chính hiệu “dân Quảng Nam hay cãi” từng là Hiệu trưởng Trường Quốc học Huế…

Khổ, lại có một vị chức sắc lại cho rằng tôi vẫn ở… Huế, nên đọc được thư ngỏ của tôi, đã gay gắt rằng: “Ông cứ lo chuyện cố đô của ông, còn giáo dục Sài Gòn đã có người khác lo”.

Ơ hay, sao lại thế nhỉ! Cháu nội tôi cũng đang học lớp 1 ở Trường tiểu học Hưng Đạo- quận 1 đấy. Tôi mỗi ngày dắt cháu đến trường, thì tôi cũng phải có cái sốt ruột của một phụ huynh chứ!

- Ở trên đời, chiến tranh và dịch họa là hai tai ương mà con người phải có cách bảo vệ trẻ em tốt nhất. Tuy nhiên, một vài vị lại ái ngại chuyện nghỉ học dài ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục…

Tôi từng trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đồng thời cũng từng làm quản lý giáo dục, tôi hoàn toàn thấy không khó để có giải pháp hữu hiệu. Không có trường học nào trên thế giới không có kỳ nghỉ, không nghỉ hè thì nghỉ đông.

Ở nước ta, năm học kéo dài 9 tháng, bây giờ nếu nghỉ một tháng để chống dịch thì niên khóa lấn sang một tháng hè. Không hề ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Cái khó nhất là ảnh hưởng đến sinh hoạt của phụ huynh và giáo viên.

Nếu phụ huynh chấp nhận sự xáo trộn vì sức khỏe và tính mạng của con em họ, thì giáo viên cũng phải biết hy sinh. Mà tôi nói thật, với đạo đức sư phạm, giáo viên hy sinh cho học sinh là chuyện hình thường.

- Có giáo viên e ngại, nếu để học sinh ở nhà cả tháng thì các em sẽ quên kiến thức!

Bây giờ có phương pháp học trực tuyến. Hơn nữa, việc học không thể tính tuần hay tính tháng, mà việc học là hành trình cả đời.

Ai dám chắc học sinh có thể mang khẩu trang suốt buổi học? (Ảnh minh họa: Báo Giao thông).

Ai dám chắc học sinh có thể mang khẩu trang suốt buổi học? (Ảnh minh họa: Báo Giao thông).

Thử hỏi, nếu cho học sinh trở lại trường với tỉ số vắng phân nửa, thì giáo viên có yên tâm truyền đạt kiến thức không?

 Đừng miễn cưỡng nhồi nhét kiến thức khi môi trường giáo dục vẫn đang ám ảnh đại dịch.

- Để khỏi tiếp tục tranh cãi nên hay không nên cho học sinh trở lại trường vào giữa mùa dịch, theo ông thì nên làm gì?

Cốt lõi để nhiều địa phương, nhiều giáo viên, nhiều phụ huynh và nhiều học sinh lo lắng chính là kỳ thi quan trọng cuối cấp hoặc chuyển cấp, nhất là kỳ thi tốt nghiệp trung học quốc gia.

Chỉ cần Bộ GD-ĐT tuyên bố niên học này sẽ tổ chức các kỳ thi trễ hơn 1 tháng, thì bài toán tâm lý sẽ được hóa giải một cách nhẹ nhàng. Bộ GD-ĐT không dám quyết, thì các Sở GD-ĐT sẽ lúng túng và mọi người sẽ bất an.

Xin cảm ơn ông! Kính chúc ông sức khỏe!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.