| Hotline: 0983.970.780

Nghĩa tình đường về quê

Chủ Nhật 10/10/2021 , 08:14 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Hai chuyến tàu mang số hiệu SE16 và SE18 khởi hành từ ga Sài Gòn, chở gần 1.500 hành khách. Điểm đến cuối cùng của tất cả hành khách là ga Đồng Hới…

Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay: “Quảng Bình đã gấp rút triển khai đón công dân có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê”.

Dù là rất muộn so với khát vọng của đồng bào thì hoạt động trên của Quảng Bình cũng đáng được ghi nhận.

Chuyến tàu “mẹ tròn con vuông”

Tổ công tác đặc biệt gồm 27 thành viên chia thành 3 nhóm, trực tại các ga Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh), Dĩ An (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai) để tổ chức tốt việc đưa đón công dân về quê. 4 giờ sáng ngày 8/10, các thành viên phụ trách ga Sài Gòn đã có mặt để chuẩn bị cho chuyến tàu thứ nhất khởi hành vào lúc 8 giờ.

Bà con Quảng Bình lên tàu về quê. Ảnh: N. Mai

Bà con Quảng Bình lên tàu về quê. Ảnh: N. Mai

Những bà con ở xa được bố trí phương tiện trung chuyển đến các ga đúng thời gian quy định. Đối với một số trường hợp chưa có giấy xét nghiệm test nhanh hoặc xét nghiệm RT-PCR theo quy định, bộ phận y tế của Tổ công tác đã kịp thời hỗ trợ bà con.

Số đông hành khách là phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, người già… nên các y bác sĩ được bố trí đầy đủ, bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho bà con suốt hành trình. 

Ổn định chỗ ngồi trên tàu, ông Nguyễn Ngọc Linh ( 75 tuổi ở Ba Đồn), trào dâng niềm vui trong ánh mắt. Đầu tháng 6, ông vào tỉnh Bình Phước thăm con, cháu và bị mắc kẹt cho đến tận bây giờ. “Tôi mong được về nhà còn hơn hơn cả trẻ trông quà. Thật là mừng xiết bao.Tổ công tác trên tàu cũng tận tình với mọi người lắm”- ông Linh cho hay.

Ở toa số 10 của đoàn tàu, chị Võ Thị Nhâm (quê Võ Ninh, huyện Quảng Ninh) đang có bầu tháng cuối cũng lo lắng: “Về nhà được là mừng ghê lắm. Nhưng vẫn cứ lo lo”.

Cái lo của chị Nhâm cũng nhanh đến. Khoảng 20 giờ thì chị chuyển dạ. Bác sỹ Phan Thanh Hà (thành viên Tổ công tác) đã có mặt kịp thời và thao tác hỗ trợ cho sản phụ sinh.

Bác sỹ Phan Thanh Hà đã trực tiếp đỡ đẻ cho 'mẹ tròn con vuông' ngay trên chuyến tàu . Ảnh: N.H

Bác sỹ Phan Thanh Hà đã trực tiếp đỡ đẻ cho “mẹ tròn con vuông” ngay trên chuyến tàu . Ảnh: N.H

Cơn đau của chị Nhâm kéo dài chừng giờ đồng hồ. Đến khoảng 20 giờ thì tiếng khóc đầu đời của cháu bé trai như bản nhạc vui phát lên. Mọi người thở phào nhẹ nhỏm. Sau đó, mẹ con chị Nhâm được xuống ga Diêu Trì (Bình Định) để vào bệnh viện chăm sóc sau khi sinh.

Khi tàu đến địa phận tỉnh Quảng Ngãi vào tầm 2 giờ sáng (9/10) thì chị Võ Thị Hài (xã Vạn Ninh) cũng có biểu hiện chuyển dạ. Bác sỹ Hà lại tất bật chuẩn bị đỡ đẻ cho sản phụ. Tuy nhiên, qua thăm khám, chẩn đoán ca đẻ khó, sản phụ vỡ ối…

Tổ công tác liên hệ ngay với bệnh viện Quảng Ngãi. Khi tàu dừng, ô tô cấp cứu đã khẩn trương đưa sản phụ về viện.Chị Hài đã được các bác sỹ ở Bệnh viện chỉ định mổ đẻ. Sau đó, mọi người trên tàu được tin, chị Hài và cháu bé gái đã được “mẹ tròn con vuông”. Mọi ngườu ai nấy nhẹ lòng.

Về đến quê nhà

Với gần 3.000 người dân, Quảng Bình bố trí 4 chuyến tàu, xuất phát trong 2 ngày 8 và 9/10.

Chuyến tàu đầu tiên đưa công dân Quảng Bình đã về đến ga Đồng Hới. Ảnh: N.T

Chuyến tàu đầu tiên đưa công dân Quảng Bình đã về đến ga Đồng Hới. Ảnh: N.T

12 giờ 30, ngày 3/10, chuyến tàu SE 16 (chuyến tàu đầu tiên) đã xình xịch đỗ lại ở ga Đồng Hới. Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chỉ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có mặt ở sân ga để chào đón bà con được an toàn trở về quê hương.

“Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương đón tiếp, chăm lo sức khỏe và bố trí ô tô đưa bà con về cách ly theo quy định tại địa phương. Các khu cách ly tập trung đã được chuẩn bị chu đáo để đón bà con”- ông Lâm cho hay.

Phụ nữ mang thai và trẻ em được ưu tiên, hỗ trợ xuống tàu. Ảnh: N.T

Phụ nữ mang thai và trẻ em được ưu tiên, hỗ trợ xuống tàu. Ảnh: N.T

Để thuận tiện cho bà con, Sở Giao thông vận tải đã bố trí gần 100 phương tiện có mặt tại 5 nhà ga để trung chuyển bà con về các khu cách ly và địa phương. Ngành Y tế cũng chuẩn bị sẵn sàng để phối hợp kiểm tra, sàng lọc, phân loại, bảo đảm ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh Covid-19.

Bà Nguyễn Thị Huệ (xã An Ninh) xuống tàu và được hướng dẫn thủ tục và được đón lên ô tô trước sân ga. Bà bảo vào nam thăm con thì bị kẹt dịch không về được. Nhà cửa, thóc lúa, lợn gà ở nhà cứ bấn lộn lên. “Mùa mưa lũ đến rồi, được về đến nhà thật mừng không xiết. Để mà còn chống lũ lụt

Niềm vui về đến quê nhà đã xua tan cái mệt mỏi của hai mẹ con. Ảnh: N.T

Niềm vui về đến quê nhà đã xua tan cái mệt mỏi của hai mẹ con. Ảnh: N.T

Có mặt tại sân ga đón bà con, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho hay, ngoài việc kích hoạt khu cách ly tập trung tại xã, việc kiểm tra y tế được chuẩn bị kỹ lưỡng để ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh.

Bà con được chia theo các nhóm như về từ vùng xanh, đã hoàn thành tiêm 2 mũi vắc xin, đã mắc Covid-19 và điều trị khỏi. Những người về từ các vùng nguy cơ, tiêm một mũi hoặc chưa tiêm vắc xin… “Sau khi rà soát, công dân được cách ly theo nhóm, bảo đảm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh trong thời gian cách ly”- ông Tuấn chia sẽ.

Bà con được hướng dẫn lên ô tô về khu cách ly. Ảnh: N.T

Bà con được hướng dẫn lên ô tô về khu cách ly. Ảnh: N.T

Yêu thương theo muôn nẻo đường quê…

Cùng thời gian này, trên đường tránh thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), từng đoàn xe máy của bà con hành trình về quê đi qua tỉnh Quảng Bình vẫn nườm nượp.

Hàng hỗ trợ cho bà con về quê ở chốt đường tránh thành phố Đồng Hới. Ảnh: N.T

Hàng hỗ trợ cho bà con về quê ở chốt đường tránh thành phố Đồng Hới. Ảnh: N.T

Tại chốt công tác phường Nam Lý (thành phố Đồng Hới), nhóm thiện nguyện của các chị Trần Lan Hương, Trần Quỳnh Trang, Trương Thị Phượng vẫn đang miệt mài trao gửi quà, xăng xe hỗ trợ mọi người.

Chốt kiểm soát cũng là nơi hỗ trợ , tiếp sức cho bà con. Ảnh: N.T

Chốt kiểm soát cũng là nơi hỗ trợ , tiếp sức cho bà con. Ảnh: N.T

Tranh thủ lúc vắng người đi, chị Trần Quỳnh Trang cho hay, cả nhóm quyên góp được khoảng 150 triệu đồng. Só tiền được mua mũ bảo hiểm, áo đi mưa, sữa, nước uống… để ủng hộ bà con đi trên đường.

“Mấy ngày qua, chúng em đã trao 300 áo mưa, khăn; 300 mũ bảo hiểm, 115 thùng nước tăng lực, sữa; 1.000 lít xăng và nhiều áo ấm cho trẻ em. Món quà chưa lớn, nhưng là tấm lòng mong cho bà con về đến quê nhà bình an”- Trang nói nhỏ nhẹ.

Tiếp nhiên liệu (xăng) cho bà con tiếp tục hành trình. Ảnh: N.T

Tiếp nhiên liệu (xăng) cho bà con tiếp tục hành trình. Ảnh: N.T

Vợ chồng anh Phan Văn Cần (quê ở Bắc Cạn) về quê cũng con trai 6 tuổi. Sau khi nhận được mũ bảo hiểm, xăng và cháu bé được mang áo ấm đã cảm động: “Cảm ơn tấm lòng các cô chú. Những tình cảm này sẽ theo gia đình tôi mãi”.

Tặng quà là nước uống tăng lực. Ảnh: N.T

Tặng quà là nước uống tăng lực. Ảnh: N.T

Buổi chiều hôm trước, anh Nguyễn Văn T. (quê Sơn La), do đã qua chặng đường dài mệt mỏi, kiệt sức nên khi đến chốt thì chỉ kịp dừng xe và bất tỉnh. Mọi người trong nhóm thiện nguyện đã chăm sóc cho anh hồi tỉnh và bố trí anh nghỉ ngơi cho lại sức để tiếp tục hành trình.

Trao sữa cho em bé. Ảnh: M.T

Trao sữa cho em bé. Ảnh: M.T

Đến khoảng 22 giờ, vợ chồng anh Hồ Mí Giàng đi từ Bình Dương về Hà Giang. Trên xe còn có cháu nhỏ 3 tuổi. Khi nghỉ ngơi ở chốt và sửa xe, chị Giàng Thị Sỳ (vợ anh Giàng) đi vệ sinh không may bị rắn cắn.

Tặng cháu bé áo ấm để tránh gió lạnh. Ảnh: N.T

Tặng cháu bé áo ấm để tránh gió lạnh. Ảnh: N.T

Cả nhóm thiện nguyện cùng tổ công tác đã sơ cứu cho chị và gấp rút đưa đến bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới để cấp cứu và điều trị. “Trước mắt, chúng em hỗ trợ cho gia đình anh Gàng 3 triệu đồng để lo chi phí”- chị Trang nói với chúng tôi.

Trong cái nắng, các tình nguyện viên vẫn hồ hởi đón, vẫy, trao quà cho mọi người kèm lời chúc: “Bình an về nhà anh nhé”.

Tặng mũ bảo hiểm với lời chúc lên đường bình an. Ảnh: N.T

Tặng mũ bảo hiểm với lời chúc lên đường bình an. Ảnh: N.T

Chị Trần Quỳnh Trang mang áo ấm cho một cháu bé. Ảnh: N.T

Chị Trần Quỳnh Trang mang áo ấm cho một cháu bé. Ảnh: N.T

'Cả nhà tiếp tục lên đường bình an nhé'. Ảnh: N.T

“Cả nhà tiếp tục lên đường bình an nhé”. Ảnh: N.T

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm