| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân ứng xử như thế nào khi 'tàu lạ' quấy rối trên biển?

Thứ Ba 29/08/2023 , 13:40 (GMT+7)

PHÚ YÊN Khi khai thác thủy sản trên biển nhưng bị 'tàu lạ' quấy rối, va chạm, ngư dân phải ứng xử như thế nào?

Ngư dân Nguyễn Văn Lễ, phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) đặt câu hỏi về việc ứng xử như thế nào khi ‘tàu lạ’ quấy rối trên biển. Ảnh: PL.

Ngư dân Nguyễn Văn Lễ, phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) đặt câu hỏi về việc ứng xử như thế nào khi ‘tàu lạ’ quấy rối trên biển. Ảnh: PL.

Đó là câu hỏi của ngư dân Nguyễn Văn Lễ, phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) đặt ra tại diễn đàn “Đáp lời ngư dân” do Báo Pháp luật TP.HCM phối hợp UBND tỉnh Phú Yên tổ chức vào sáng 29/8 tại TP Tuy Hòa.

Trả lời vấn đề này, ông Trương Thiên An, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, trước hết các tàu đánh bắt xa bờ phải có chiều dài từ 15m trở lên. Do đó, tất cả các phương tiện này phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

Đây là bằng chứng để xác định tàu cá đang hoạt động ở vị trí nào, cũng như cảnh báo kịp thời khi tàu có nguy cơ xâm phạm vùng biển nước ngoài.

Vì vậy nếu tàu cá đang đánh bắt nằm trên vùng biển Việt Nam mà bị “tàu lạ” quấy rối, theo ông Trương Thiên An, việc đầu tiên bà con phải hết sức bình tĩnh. Dùng điện thoại quay phim, chụp hình, ghi lại số hiệu tàu, hình dạng tàu quấy rối. Sau đó, bà con gửi tất cả hình ảnh trên và vị trí tàu đang hoạt động về cho cơ quan chức năng và gia đình để làm bằng chứng, bảo vệ quyền lợi cho ngư dân.

Ông Trương Thiên An, Phó Chính ủy Bộ Chỉ hủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên trả lời câu hỏi của ngư dân. Ảnh: PL.

Ông Trương Thiên An, Phó Chính ủy Bộ Chỉ hủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên trả lời câu hỏi của ngư dân. Ảnh: PL.

Song song đó, bà con phải nhanh chóng phát tín hiệu cho những tàu cá trong tổ đội và các tàu cá đang đánh bắt gần đó để kịp thời hỗ trợ, bảo vệ cho nhau.

“Trong trường hợp này, bà con không được ký bất cứ văn bản nào cho dù ép buộc. Cơ quan chức năng sẽ căn cứ bằng chứng, hình ảnh mà bà con gửi về sẽ đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho ngư dân”, ông Trương Thiên An chia sẻ.

Đối với tàu cá đang đánh bắt tại vùng biển giáp ranh mà bị “tàu lạ” quấy rối thì ngư dân cũng phải bình tĩnh và báo ngay cho cơ quan chức năng để bảo vệ. Tuy nhiên, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên khuyến cáo, ngư dân không nên đi đánh bắt sâu vào vùng chồng lấn các nước, các tàu không nên đánh bắt vào trong phạm vi 3 hải lý mà các đảo hiện bị nước ngoài chiếm đóng trên vùng biển Trường Sa.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi ngư dân chung tay gỡ 'thẻ vàng' của Ủy ban châu Âu. Ảnh: PL.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi ngư dân chung tay gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu. Ảnh: PL.

Đặc biệt khi ngư dân phát hiện tàu nước ngoài uy hiếp, xua đuổi phải nhanh chóng đưa phương tiện trở về vùng biển Việt Nam và phát tín hiệu để cơ quan chức năng, ngư dân đánh bắt gần đó bảo vệ, hỗ trợ kịp thời.

Mặt khác, nghề biển tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, các ngư dân phải tham gia tổ đội khi đánh bắt trên biển. Các tổ đội này ngoài cùng nhau khai thác hải sản còn kết hợp rất hiệu quả trong công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi, giữ gìn an ninh ngư trường và chủ quyền biển đảo.

Cũng tại diễn đàn, ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi và đề nghị toàn hệ thống chính trị cùng bà con ngư dân trong tỉnh phải thống nhất nhận thức, quyết liệt hành động trong việc góp phần cùng cả nước sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu. Được biết, từ năm 2019 đến nay, tàu cá tỉnh Phú Yên không vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo tỉnh Phú Yên tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: PL.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo tỉnh Phú Yên tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: PL.

Trước đó sáng cùng ngày, trong khuôn khổ chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với tỉnh Phú Yên, ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã đến thăm hỏi, tặng quà 3 gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại phường Phú Đông (TP Tuy Hòa). Bên cạnh đó, tại diễn đàn, Ban tổ chức đã tặng 200 phần quà (trị giá hơn 4 triệu/phần quà) cho 200 hộ ngư dân tỉnh Phú Yên và tặng 25 suất học bổng (giá trị 2 triệu/suất) cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Cương quyết không để tàu cá vươn khơi khi chưa đủ điều kiện

Bà Rịa - Vũng Tàu Bộ đội biên phòng tỉnh đang tăng cường các biện pháp mạnh tay với những trường hợp tàu cá không đủ điều kiện vươn khơi, nhằm gỡ thẻ vàng IUU trước 'giờ G' sắp điểm.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.