| Hotline: 0983.970.780

Người dân từng bước thay đổi canh tác cà phê bền vững

Thứ Ba 25/10/2022 , 12:11 (GMT+7)

Nhờ được hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có những thay đổi tích cực trong việc sản xuất cà phê bền vững.

Ngày 25/10, Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai tổ chức hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu”.

Hội thảo đã thu hút được hàng trăm hộ dân trên địa bàn TP. Pleiku, huyện Ia Grai, Chư Păh… đến tham gia chia sẻ về sản xuất cà phê bền vững.

Thông qua các buổi hội thảo, người dân đã dân thay đổi trong cách tác cà phê bền vững.

Thông qua các buổi hội thảo, người dân đã dân thay đổi trong cách tác cà phê bền vững.

Trước đó, năm 2018, chi nhánh Công ty đã triển khai dự án “Nâng cao tính bền vững của sản xuất cà phê cho nông dân tại tỉnh Gia Lai”. Sau 3 năm triển khai dự án, nhiều hộ dân đã có thay đổi tích cực trong thực hành các biện pháp canh tác theo hướng bền vững khi áp dụng khoảng 80% các thực hành sản xuất đã được tập huấn.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm sử dụng thuốc diệt cỏ có chất glyphosate, trồng xen các loại cây ăn trái để đa dạng nguồn thu và tăng độ che phủ cho cà phê.

Nhiều người dân ở Gia Lai đã vươn lên làm giàu từ cây cà phê.

Nhiều người dân ở Gia Lai đã vươn lên làm giàu từ cây cà phê.

Tham gia tại buổi hội thảo, bà Hoàng Thị Yên (thị trấn Yaly, huyện Chư Păh) cho biết, các hộ dân phần lớn nằm ở vùng sâu, kỹ thuật chăm sóc cây cà phê chủ yếu học học lẫn nhau nên hiểu quả mang lại không cao.

Kể từ năm 2018, phía công ty đã hỗ trợ kỹ thuật, cách chăm sóc nên người dân đã thay đổi rất nhiều, mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn, trước đây chủ yếu trồng cây muồng đề chắn gió thì nay người dân đã biết trồng xen các loại cây sầu riêng, bơ… vừa làm chắn gió vừa tăng giá trị kinh tế cho gia đình. Ngoài ra, các hộ dân cũng được hỗ trợ cây giống mới, chất lượng nên năng suất cà phê đã tăng cao rõ rệt.

Ông Trần Văn Chín, Giám đốc chi nhánh Công ty Cổ phần Mascopex tại Gia Lai cho biết, tiếp nối thánh công từ dự án 1, Công ty sẽ tiếp tục triển khai dự án 2 với mục tiêu thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra sản phẩm an toàn đồng thời mang lại nguồn thu nhập ổn định đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế cho người sản xuất.

“Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất bền vững quy mô lớn, có hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính. Cùng với đó, sản phẩm không tồn dư hóa chất độc hại. Mặt khác, vấn đề tái canh luôn được đảm bảo để duy trì ngành sản xuất cà phê ổn định cũng đặc biệt được quan tâm”, ông Chín chia sẻ.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Xử lý nghiêm trường hợp không tiêm vacxin phòng dại chó, mèo

BÌNH THUẬN Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Bình Thuận yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm trường hợp không chấp hành tiêm phòng vacxin phòng dại cho chó, mèo nuôi.  

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Sản lượng thủy sản khai thác tại Hà Nội liên tục giảm

Hà Nội có hơn 30.000ha mặt nước cùng nhiều sông hồ nhưng những năm gần đây ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi khiến sản lượng khai thác thủy sản liên tục giảm.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.