| Hotline: 0983.970.780

Người nông thôn đọc gì?

Thứ Hai 17/11/2014 , 09:08 (GMT+7)

Nhiều hội sách đã được mở ra  nhưng đó là tại các thành phố trực thuộc Trung ương, còn ở vùng nông thôn, sách vẫn là một thứ văn hóa phẩm xa xỉ, niềm ao ước mà họ ít có điều kiện tiếp cận.

Con đọc mẹ nghe

Cửa hàng đồ gỗ của gia đình anh Phạm Văn Quyền và chị Lê Thị Kim Lý nằm ngay mặt đường liên tỉnh của thôn Quan Đình Bắc, xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Khi chúng tôi bước vào, đang dở tay sơn, chị liền tạm nghỉ để pha nước mời khách.

Từ khi gia đình chị Lý được hỗ trợ lập tủ sách dòng họ, những gia đình xung quanh như chị Diến làm trang trại, chị Thảo đi bán hàng... thường đến mượn những cuốn sách về kỹ thuật chăn nuôi gà, vịt, sách chăm sóc sức khỏe...

Còn chị Lý, mải làm, ít có thời gian đọc sách. Xong việc cửa hàng là quay ra chợ búa cơm nước, thu dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, chăm lo con cái học hành...

Niềm động viên lớn của chị là cậu con trai Phạm Văn Quynh ham học, ham đọc. Thấy mẹ mải làm, đọc được cuốn sách nào hay, Quynh lại ngồi kể cho mẹ nghe.

Chị Lý nhớ nhất câu chuyện “Ba tô mỳ” của Nhật Bản mà Quynh kể khiến chị xúc động: Có ba mẹ con một gia đình nọ, khi giao thừa sắp đến, khách vãn hết, cửa hàng sắp đóng cửa, người mẹ lại dẫn hai con đến ngồi bàn số 2 và gọi ba tô mỳ.

Mấy năm liền đều như vậy, ông chủ cửa hàng suy đoán chắc gia đình này có hoàn cảnh khó khăn gì đó. Từ đấy, trong mỗi tô mỳ đều được ông làm nhiều thêm. Giao thừa năm sau, không thấy ba mẹ con quay lại. Năm nào ông chủ cũng để bàn đánh số 2 chờ đợi đến năm mới sang.

Sau hàng chục năm, ông chủ quán thấy có một người đàn bà ăn mặc lịch sự cùng hai người con trai bước vào quán sát giờ giao thừa. Họ gọi bàn số 2. Ông chủ ngỡ ngàng. Rồi ông nhận ra ba mẹ con. Họ cùng ôn lại kỷ niệm năm xưa.

Trước đây, người chồng lái xe bị tai nạn nên phải vào vòng lao lý, mấy mẹ con vất vả, cơm không đủ ăn, giao thừa mới có điều kiện đãi các con tô mỳ. Sau này, ông bà ngoại được tin đón các cháu về nuôi dưỡng. Thành đạt, họ lại nhớ đến người chủ quán tốt bụng đã âm thầm thực hiện một nghĩa cử cao đẹp để ba mẹ con thêm ấm bụng trước thời khắc đón năm mới.

Năm học 2013-2014, em Phạm Văn Quynh, học sinh trường THCS Đồng Tiến đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi toán cấp huyện. Niềm vui đến như khích lệ người mẹ: “Việc đọc sách giúp cháu học tốt hơn. Ngoài học tốt môn toán, tôi còn thấy cháu học tốt hơn môn văn. Cháu biết liên hệ, biết nhặt những từ hay trong sách để bài làm văn của cháu hay hơn”, chị Lý xúc động.

Hai huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy là địa phương sôi nổi đi đầu trong xây dựng “Tủ sách Phụ huynh học sinh” (PHHS) của tỉnh Thái Bình. Trường THCS Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, sáng thứ hai hằng tuần, dưới lá cờ Tổ quốc, sau khi hát Quốc ca là bài giới thiệu sách của một học sinh tự nguyện đọc để chia sẻ với các bạn khoảng 15 phút. Chúng tôi được gặp em Trần Minh Châu, học sinh lớp 9B, đầu tuần vừa rồi đã đọc giới thiệu sách trước toàn trường. Để viết bài giới thiệu sách, Châu đã dành hẳn ba ngày chuẩn bị, mỗi ngày khoảng 2-3 giờ.

Bước vào lớp 7C trong giờ nghỉ giải lao, các em trong lớp đang trao đổi sách với thủ thư của tủ sách PHHS. Tủ sách PHHS ở mỗi lớp do các em tự quản lý, có sổ theo dõi đọc/ mượn sách được ghi chép rất cẩn thận.

Lật ngẫu nhiên một trang trong sổ, chúng tôi thấy tên em Nguyễn Đăng Hữu đã mượn 5 cuốn sách, trong đó có những cuốn như “Alice ở xứ sở thần tiên”, “Cuộc phiêu lưu kỳ bí của Pinocchia”, “80 ngày vòng quanh thế giới”... Em Hữu chia sẻ, việc đọc sách và giới thiệu sách với học sinh toàn trường là một niềm vui nho nhỏ với các em.

Ông Lại Cao Hạnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đánh giá việc đọc sách của học sinh trong huyện đang được xây dựng thành phong trào sôi nổi từ vài năm nay. Tuy thực tế ở mỗi xã, thôn có khác nhau nhưng nhìn chung đều đạt hiệu quả. Điều cần lưu tâm là nguồn sách, nhất là những đầu sách hay, sách phổ biến kiến thức về khoa học vẫn là niềm ao ước của học sinh huyện Quỳnh Phụ nói riêng và toàn tỉnh Thái Bình nói chung.

Đánh giá chung về phong trào đọc sách ở trường và xây dựng tủ sách PHHS, thầy giáo Đặng Văn Chuyển - Phó Hiệu trưởng trường THCS Đồng Tiến tự tin khẳng định là có hiệu quả nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.

Khởi đầu từ 3 tủ sách ở trường được chương trình “Sách hóa nông thôn” trao tặng, nhà trường huy động PHHS các lớp, mỗi phụ huynh đóng góp 50.000 đồng xây dựng tủ sách năm đầu tiên, những năm sau chỉ phải đóng 20.000 đồng. Tủ sách PHHS cứ đầy thêm mỗi năm. Học sinh lại thêm những chân trời kiến thức mới từ việc đọc sách mang lại.

“Trước đây, khi chưa có tủ sách PHHS, ngoài SGK, bình quân trong năm 1 em học sinh đọc được 1 cuốn sách vì không có sách, không được tiếp cận với nguồn sách. Từ hồi có tủ sách PHHS, ở trường, theo đầu sách thì 1 lớp khoảng trên 30 đầu sách, các em luân phiên nhau đọc, tính trung bình cũng phải 10-15 cuốn/ năm”, thầy giáo Đặng Văn Chuyển phấn khởi.

Cùng chung nhận xét với thầy Chuyển, thầy Vũ Ngọc Toàn, giáo viên nghỉ hưu trường Tiểu học An Dục, huyện Quỳnh Phụ cũng tự hào trước việc đọc của trẻ em An Dục những năm gần đây tranh đua đọc sách. Ở An Dục, những tấm gương đọc sách như em Uông Hải Minh, lớp 9A3, em Uông Nhật Nam, lớp 7A... không phải là hiếm.

Phấn khởi với việc đọc của học sinh ở trường nhưng thầy Đặng Văn Chuyển vẫn băn khoăn trước một thực tế là việc đọc sách của phụ huynh chưa nhiều. Ban đầu do nguồn sách không có. Tới khi Đồng Tiến lập được 4 tủ sách dòng họ, nhưng việc mượn sách vẫn chưa nhiều. Nguyên nhân chính vẫn là các bậc PHHS phải bận rộn với công việc hằng ngày nên không có thời gian động vào quyển sách.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm