| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi ba ba giỏi vùng Lim

Thứ Hai 09/02/2009 , 10:30 (GMT+7)

Chúng tôi về thôn Duệ Khánh, xã Nội Duệ, sát ngay thị trấn Lim (Tiên Du - Bắc Ninh) gặp ông Nguyễn Văn Tiêu - người được mệnh danh “Vua ba ba” vùng Lim.

Ông Nguyễn Văn Tiêu
Chúng tôi về thôn Duệ Khánh, xã Nội Duệ, sát ngay thị trấn Lim (Tiên Du - Bắc Ninh) gặp ông Nguyễn Văn Tiêu - người được mệnh danh “Vua ba ba” vùng Lim.

Đầu năm 1990 phong trào làm V.A.C toàn tỉnh được phát động, ông và một số nông dân trong xã được đi tham quan mô hình nuôi ba ba, ếch tại Hưng Yên, Hà Tây… Lúc bấy giờ ba ba rất khan hiếm trong khi nhu cầu thị trường cao, ông nhận thấy đây sẽ là cơ hội làm giàu.

Cuối năm 1990, ông Tiêu quyết định vay ngân hàng 14 triệu đồng mua 324 con ba ba giống về nuôi, nhưng được 2 tuần thì chết mất 123 con. Ông mời những người có kinh nghiệm, tìm hiểu và được biết nguyên nhân do giống được thu gom từ nhiều nguồn, nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau nên chúng khó thích nghi. Không nản trước thất bại đầu tiên, ông nuôi số ba ba còn lại bằng cách mua thịt lợn tươi về băm nhỏ thả xuống ao từng đợt tránh vương vãi làm ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, ông ngăn nửa mặt ao thả bèo tây để tận dụng rễ bèo làm sạch ao.

Sau gần hai năm kiên trì cần mẫn, ông đã bán được lứa ba ba đó, thu lãi 12,7 triệu đồng. Trong số ba ba này ông phát hiện có một số con trên 3kg là loại ba ba gai lẫn vào khi mua giống. Tại thời điểm ấy giá 1kg ba ba trơn 265.000 đồng, ba ba gai 215.000 đồng nhưng cùng thời gian nuôi, ba ba trơn tăng 1kg còn ba ba gai tăng hơn 3kg nên hạch toán kinh tế ba ba gai cho lợi nhuận cao hơn 1,5 lần ba ba trơn. Ông quyết định giữ lại toàn bộ số ba ba gai và tập trung nhân giống này ra.

Từ năm 1997 đến nay trại nuôi ba ba của ông thường xuyên có từ 300 - 500 con thương phẩm, 100 con hậu bị và 20 cặp ba ba sinh sản, hàng năm cung cấp gần 1.000 con giống cho các hộ chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Suốt từ năm 2003 đến 2008, năm nào gia đình ông cũng thu lãi từ nuôi ba ba trên dưới 100 triệu đồng. Riêng 6 tháng cuối năm 2008, gia đình xuất bán 100kg ba ba thương phẩm và 500 con ba ba giống, doanh thu 220 triệu nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20- 30% nhu cầu khách hàng đặt mua.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm