| Hotline: 0983.970.780

Người phụ nữ trở thành tỉ phú từ mô hình VAC

Thứ Sáu 06/03/2009 , 08:00 (GMT+7)

Từ một tiểu thư, lại có chuyên môn y tá đang làm việc ở bệnh viện tỉnh nhưng cô đã trút bỏ hết để về với ruộng vườn. Và chị Nga đã trở thành tỉ phú nhờ mô hình do mình gây dựng...

Chị Nguyễn Thị Nga với trang trại VAC hiệu quả nhất Hoà Bình Thạnh

Từ một tiểu thư, lại có chuyên môn y tá đang làm việc ở bệnh viện tỉnh nhưng cô đã trút bỏ hết để về với ruộng vườn. Ước mơ thành lập một trang trại theo mô hình VAC đa năng khép kín hấp dẫn chị. Và chị đã thành tỉ phú từ một vùng đất hoang hoá tưởng không có cách nào có thể làm ra tiền.

Bản lĩnh người phụ nữ mê… đất

Đó là chị Nguyễn Thị Thanh Nga, sinh năm 1957, ở ấp Hoà Thịnh, xã Hoà Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang). Theo hướng dẫn của hai nữ cán bộ huyện Châu Thành, chúng tôi men theo con đường đất cặp mương Ngươn xẻ dọc cánh đồng Hoà Bình Thạnh đang độ làm đòng. Hơn 15 phút sau, chúng tôi dừng lại trước một trang trại mọc sừng sững giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát. 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng, Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho hay đã tới nơi. Chị Nga đang hướng dẫn mấy người làm việc quay sang chào đón chúng tôi. Chị rất vui tính và dễ hoà đồng khi không ngần ngại kể về cuộc đời mình và chuyện dấn thân vào khai thác vùng đất hoang để có được cơ ngơi hiện nay. Lấy chồng năm 18 tuổi, vừa sinh được 2 con: một trai một gái thì đã trở thánh goá phụ mới tuổi 20. Chồng chị mất trong cơn bạo bệnh, bỏ lại chị bơ vơ với 2 đứa con thơ nheo nhóc. Cuộc sống mưu sinh đã khiến cô tiểu thư khi đó nếm trải tất cả những điều đau khổ.

Vài năm sau, chị theo học lớp y tá tại An Giang và được làm việc tại bệnh viện tỉnh. Cuộc sống lúc này vẫn còn lắm khó khăn, năm 1981, chị nghỉ việc ở bệnh viện ra ngoài hành nghề y tế tư nhân. Điều lạ là chị luôn mơ ước về một vùng đất mới để khẩn hoang khai phá. Sau hơn 10 năm làm lụng, tích góp được vài chục triệu đồng, chị mượn thêm chút vốn của anh em ruột vào đây tậu hơn 1,5 ha đất nông nghiệp giá chỉ 207 triệu đồng. Đó là vào năm 2004, nhưng nơi đây vẫn là khu vực còn hoang hoá và vắng bóng người. “Không đường, không điện, không nhà, kênh mương thì phèn dậy vàng một lớp. Từ đầu đường lộ vào đến khu đất của cô khi đó chỉ có 2 căn nhà và con đường mòn rộng cỡ bàn chân đi bộ. Bạn bè bảo con Nga bị “khùng”, nghèo muốn chết mà đem tiền đi đổ xuống đất cho phèn nó ăn”, chị kể lại quyết định táo bạo về đây tậu đất.

Mặc cho nhiều người bàn tán, chị vẫn thực hiện ước mơ của mình, biến mảnh ruộng thành một trang trại độc nhất nơi đây. Tự tay chị phác thảo mô hình, đào ao, nâng nền đất lên cao và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tiện việc khai thác sau này. Khi các công việc này hoàn thành thì khu đất hoang hoá ngày nào đã trở thành một nông trại đầu tiên đúng như ý đồ của chị, nhưng khổ nổi là sạch hết vốn và nợ trên trăm triệu đồng.

Trở thành tỉ phú

Từ thành công của chị, nhiều người khác cũng vào đây mua đất làm trang trại. Và khi các “đại gia” đổ đến mua đất lập trang trại, đất nông nghiệp nơi đây tăng giá chóng mặt.

Theo chị Nga, đất ruộng ở đây trung bình 60 triệu đồng/công; đất có mặt tiền cặp mương thì 80 triệu/công. Bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng nói: “Chị Nga là người phụ nữ đầy bản lĩnh và là tấm gương của phụ nữ nông thôn ngày nay làm kinh tế giỏi. Chị là nữ tỉ phú đầu tiên của nơi này làm giàu từ mô hình VAC”.

Để có nhiều thời gian làm việc, chị gửi hai con cho người em ruột ở Kiên Giang nuôi giúp. Còn chưa biết sẽ đầu tư nuôi gì, trồng gì trên khu đất thì chị nghe ở ấp kế bên kêu bán cặp heo nái. Chị đến xem và mua rẻ cặp heo về nuôi để bán heo con. Thời điểm này heo rớt giá nên heo con không bán được, chị đành phải nuôi và cả đàn được 12 con nái. Năm sau, đàn heo nái đẻ đến 80 heo con và vẫn bị ứ đọng trong chuồng. Lúc này chị đem bằng khoán đất đi vay ngân hàng 50 triệu đồng về xây chuồng trại kiên cố và cho đàn heo ăn. Để giảm bớt chi phí thức ăn, chị xây lò nấu rượu lấy bã hèm nuôi heo.

Vừa tiết kiệm chi phí, mà heo lại mau tăng trọng. “Lứa heo kế tiếp đã lên đến trên 200 heo con và hàng chục heo nái khiến tôi rầu thúi ruột. May thay, heo thịt ùn ùn lên giá, lúc này heo con không đủ bán. Số tiền từ bán heo con tôi đem nuôi cá trong ao bên dưới dãy chuồng, mua xoài Đài Loan, xoài cát Hoà Lộc, đu đủ về trồng trên bờ hầm”, chị nhớ lại những ngày tháng thăng trầm. Khó khăn đã đi qua, tất cả mọi thứ trong vườn đều cho thu nhập. Mỗi lứa heo chị bán ra trên 100 triệu đồng, còn cá dưới ao cũng trên 60 triệu đồng/năm/2 vụ.

Ngoài ra, chị còn dành riêng một diện tích khá lớn để nuôi rắn ri voi, nuôi rùa sinh sản theo kiểu tự nhiên. Trên mảnh vườn chị cho đứa con trai nuôi gà nòi đổ giống, nuôi heo rừng… Hiện nay, thu nhập của trang trại tính sơ sơ đã lên đến trên 200 triệu/năm. Đó là chưa kể trên 300 gốc xoài, gần 100 cây mít, 200 đu đủ đã cho trái và phủ xanh cả khu vườn.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm