| Hotline: 0983.970.780

Người sở hữu đội 'tàu cá ngừ' nhiều nhất xứ trầm hương

Thứ Năm 31/08/2017 , 13:30 (GMT+7)

“Tôi xem biển đảo là nhà, là máu thịt, là bầu sữa mẹ nuôi ta khôn lớn. Vì vậy, biển đảo trong tôi rất thiêng liêng. Hơn nữa, là một ngư dân thường xuyên bám biển nên bổn phận gìn giữ, nâng niu và vun đắp biển đảo là đương nhiên”.

10-30-16_1
Ngư dân Đông trên tàu vỏ composite KH 93645 TS, công suất 800 CV đóng theo Nghị định 67

Đó là tâm sự từ đáy lòng của ngư dân Trần Ngọc Đông, 47 tuổi, ở phường Xương Huân, TP Nha Trang (Khánh Hòa). Ngư dân Đông không chỉ gan dạ, kiên cường bám biển mưu sinh mà còn đang sở hữu đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương nhiều nhất xứ trầm hương.
 

Sở hữu 9 tàu đánh bắt cá ngừ

Mới nghỉ vài tháng không bám biển vì phải ở bờ hoàn thành các thủ tục để chiếc tàu composite KH 93645 TS, công suất 800CV đóng theo Nghị định 67 trị giá khoảng 12 tỷ đồng sẽ vươn khơi trong ít ngày tới, vậy mà ngư dân Trần Ngọc Đông gặp tôi thở dài rất nhớ biển.

Ngư dân Đông bảo: “Dân biển mà phải ở trong bờ là chân tay bứt rứt lắm, chẳng biết làm gì. Ngư dân ra khơi được tung hoành ngang dọc, đương đầu với sóng gió quen rồi”.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình không ai làm nghề biển, ấy vậy mà anh Đông lại gắn mình với nghề biển cực nhọc. Năm 12 tuổi, anh đã bắt đầu đi biển.

“Nghề đi biển phải chịu được sóng gió và có gan. Nhiều khi ngư dân phải chấp nhận cỡ gió cấp 8 - 9, khi gió ngớt thì rất nhiều cá. Đây là những điều kiện khắc nghiệt mà các tàu cá và ngư dân đã vào cuộc chơi thì phải chấp nhận. Nếu không thì lùi vào quần đảo, đánh bắt kiểu canh chừng thôi”, ngư dân Đông nói.

10-30-16_2
Ngư dân Đông xem biển đảo là nhà

Chính vì vậy, từ khi đi bạn cho các chủ tàu, anh Đông đã tích góp được không ít kinh nghiệm ứng phó với sóng gió và đánh bắt làm sao cho hiệu quả. Sau khi lấy vợ vào năm 2006, anh sắm con tàu đầu tiên mang số hiệu KH 97643 TS, công suất 340CV, trị giá gần 300 triệu đồng, đã ăn nên làm ra. Tàu lúc nào cập cảng cũng chở đầy ắp cá bò gù (cá ngừ đại dương).

Biết ơn biển đảo đã cho mình nhiều “lộc biển”, anh Đông càng trân trọng, gìn giữ, vun đắp và xem biển đảo là nhà. Tàu cứ như thế vượt biển đánh bắt hết tháng này đến tháng nọ, rồi năm nay sang năm khác.

Bán cá thu từ lộc biển, anh Đông tiếp tục sắm thêm tàu KH 95267 TS trị giá 480 triệu đồng vào năm 2012. Rồi đến các năm 2013, 2015 và 2016, anh mua hàng loạt chiếc tàu khác như KH 93808 TS, KH 94626 TS, KH 90937 TS, KH 90044 TS, KH 93456 TS và 96068 TS, công suất đều trên 400CV, với giá trị hàng trăm đến hàng tỷ đồng/chiếc và chỉ hành nghề câu cá ngừ đại dương.

10-30-16_3
10-30-16_4
Gia đình ngư dân Đông có 9 chiếc đánh bắt cá ngừ nhiều nhất ở Khánh Hòa

Anh Đông cho biết, hiện mỗi tàu của anh tạo công ăn việc làm cho 5 lao động. Các bạn tàu đến từ các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Phan Rang là những người đi biển lành nghề.
Trung bình chi phí cho mỗi chuyến biển khoảng 100 triệu đồng/tàu. Nếu đánh bắt thuận lợi mỗi năm đội tàu cho thu nhập hàng tỷ đồng. Còn về thu nhập các bạn tàu phụ thuộc vào chuyến biển đánh bắt có được nhiều hay không, có lúc thu nhập trên 10 triệu đồng/người, có khi lại không được đồng nào. Vì vậy, để giữ các bạn tàu yên tâm bám biển, anh Đông rất trân trọng bạn tàu, xem họ như người trong nhà đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để họ bám biển.

Cho đến nay, anh Đông đã sở hữu đội tàu với số lượng đến 9 chiếc được xem là nhiều nhất ở Khánh Hòa.
 

Biển đảo là nhà

Theo anh Đông, hiện nay tình hình trên biển Đông khá căng thẳng. Nhiều tàu ngư dân đánh bắt thường xuyên bị tàu nước bạn xua đuổi. Điều này rất vô lý, bởi lẽ vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Xưa kia ông cha ta đánh bắt trên biển không ai tranh giành, đến đời con cháu cứ như thế mà đánh bắt. Biển đảo của mình thì mình đánh bắt là hợp pháp, không phải bàn cãi. Vậy mà đôi lúc đội tàu của anh Đông và ngư dân khác vẫn bị tàu bạn xua đuổi nhưng không vì thế mà đội tàu của anh lùi bước.

Một năm có 12 tháng, đội tàu của anh Đông chỉ nghỉ 1 tháng kéo tàu lên đà để bảo dưỡng. Còn khi vươn biển, đội tàu của anh đánh bắt được mới về, đôi khi phải nằm lì hàng tháng trời trên biển.

“Để cho tàu đánh bắt an toàn và hiệu quả, tôi cho đội tàu đi cùng lượt ra biển, rồi chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đi 2 - 3 chiếc trở lên, tỏa ra các phương hướng đánh bắt.

Nếu chỗ nào có nhiều cá, các tàu sẽ liên lạc với nhau qua bộ đàm cho các tàu khác cùng phối hợp đánh bắt. Với việc hỗ trợ như thế đã giúp anh em của đội tàu đoàn kết, bao bọc lẫn nhau nếu gặp sự cố xảy ra”, anh Đông bộc bạch.

Cũng theo anh Đông, việc đánh bắt cá ngừ đại dương bây giờ cũng hên xui bởi luồng cá ngày vắng dần. Tuy nhiên từ tháng 11 đến tháng 3 (âm lịch) lúc đó là mùa chính đánh bắt cá ngừ thì các tàu đánh bắt tốt hơn so với các tháng còn lại.

Nhưng đôi khi nhiều tháng liền tàu của anh Đông “nếm trái đắng”, đánh bắt thua lỗ. Các tàu buộc phải gom cá cho vài tàu chở về bán trước, số còn lại tiếp tục bám biển.

“Trong đội tàu của tôi không phải tàu nào cũng đánh được cá. Có tàu nằm 2 tháng trời trên biển vì không đánh bắt đủ phí tổn. Như tháng 4 và 5 vừa qua đội tàu của tôi đi 8 chiếc nhưng 4 chiếc đánh bắt thua lỗ, số còn lại chỉ đủ phí tổn.

Nhưng không vì thua lỗ mà nằm bờ. Bởi nếu không đi biển lấy gì kiếm ăn, lấy gì cho bạn tàu kiếm sống, nuôi gia đình? Vì vậy dù tàu đi thua lỗ nhưng anh em vẫn bám biển. Bởi lẽ không chỉ đi biển để mưu sinh mà còn góp phần bảo vệ biển đảo của đất nước”, anh Đông tâm sự.

10-30-16_5
Ngư dân Đông tâm sự, sẽ không ngừng bám biển trên chủ quyền của đất nước

Trước khi rời nhà anh Đông, tôi nhận thấy nhiệt huyết bám biển của anh vẫn sôi sùng sục như hồi còn trẻ. Và, khi chúng tôi đề cập về biển đảo đất nước, anh Đông rất bức xúc trước hành động tàu nước bạn xâm phạm chủ quyền. Và, anh cũng như hàng triệu ngư dân khác tuyên bố sẽ không bao giờ khuất phục và không ngừng bám biển trên chủ quyền biển đảo của mình.

Bởi biển đảo là nhà, là máu thịt, là bầu sữa mẹ nuôi ta khôn lớn...

Ngư dân Hoàng Văn Sa, một bạn tàu làm cho anh Đông cho biết, anh đã gắn bó với đội tàu hơn 2 năm nay. Hiện anh đang làm thuyền trưởng tàu KH 97643 TS. Anh rất khâm phục ngư dân Đông không chỉ là một ngư dân giỏi, kiên cường bám biển mà biết cách làm ăn. Hiện nay với nhiều năm kinh nghiệm đi biển, anh Đông chỉ huy đội tàu đánh bắt có hiệu quả.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm