| Hotline: 0983.970.780

Người Tà Mun - Những riêng, chung: Cội nguồn xưa còn một chút này

Thứ Tư 11/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Theo thống kê, cộng đồng người Tà Mun hiện có khoảng 3.000 người đang sống ở 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Trong đó, khoảng 1.300 người ở Bình Phước và số đông hơn còn lại ở Tây Ninh. 

Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, những nét văn hóa truyền thống đặc trưng riêng. Nhưng, có một tộc người nữa, chẳng giống dân tộc nào.

Bởi ngoài những nét văn hóa truyền thống riêng, trong họ còn có những nét văn hoá giống người S’Tiêng, Châu Ro, Khmer, Cơ Ho… và, khi sống chung với cộng đồng người Kinh, họ không chỉ tiếp nhận, giao thoa văn hóa người Kinh, mà còn bỏ được nhiều hủ tục. Đó là tộc người Tà Mun. Đây là tộc người thiểu số có ngôn ngữ riêng, văn hóa, lịch sử truyền miệng lâu đời…

Tục bắt rể

Đến trụ sở UBND xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước vào một buổi sáng đầu năm, nắng cháy da người, tôi được anh Trung, cán bộ phong trào của xã, và là người mang 2 dòng máu Kinh - Tà Mun dẫn tôi về ấp Sóc 5, nơi có cộng đồng người Tà Mun sinh sống.

Nếu chỉ đi trên đường thì khi đi qua ấp Sóc 5, sẽ không ai biết, chủ nhân những căn nhà dọc 2 bên đoạn đường dài chừng 2 cây số này là người Tà Mun. Bởi chúng đều là nhà xây kiên cố và hình thức không có gì khác so với những căn nhà của người Kinh.

Gặp già làng Lâm Tăng, năm nay 60 tuổi, nếu không được giới thiệu, cũng khó biết đây người đứng đầu trong mọi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người Tà Mun.

Anh Trung giới thiệu vui: “Già làng biết nói 4 thứ tiếng đấy!”. Thấy tôi tròn mắt, ông Lâm Tăng cười: “Không phải tiếng Tây tiếng Tàu gì đâu. Mà là tiếng Kinh, tiếng mẹ đẻ, tiếng S’Tiêng, Khmer và một ít tiếng Châu Ro nữa. Đó là những thứ tiếng có nhiều nét chung với nhau nên chỉ cần tiếp xúc nhiều chút là biết thôi”.

Nói về nguồn cội của mình, già làng Lâm Tăng trầm ngâm: “Chúng tôi đến quần cư ở đây đến nay cũng đã 3 đời. Theo ông nội tôi kể thì ngày xưa cộng đồng người Tà Mun sống du canh du cư.

Ban đầu ở vùng rừng Nam Trường Sơn, sau đó di cư dần vào đây. Những năm đầu thế kỷ 20, một số người lên vùng Tây Ninh làm ăn, thấy được nên ở lại luôn. Rồi sau đó về đây dẫn thêm người nhà lên trên đó lập nghiệp.

Chúng tôi cũng có nhiều phong tục, tập quán riêng, độc đáo lắm chứ. Ví dụ như tục “cưới chồng” chẳng hạn. Vì còn theo chế độ mẫu hệ nên cô dâu đi "bắt chồng”, ban đầu ông mai bên nhà trai sang nhà gái dạm hỏi trước (Hanh-Lip-Xana), sau đó đến lễ cột chỉ tay cho 2 vợ chồng trước khi nhà gái tổ chức rước rể (Hanh num-Kon Klô Xua) hay (Chun Kon Klô). Khi đưa chàng rể qua nhà gái, đàng trai sẽ hát múa những bài hát đưa rể gọi là Xavên-Keo Kôc”.

Già làng Lâm Tăng bảo, hiện nay rất nhiều tập tục của người Tà Mun xưa đã bị mai một, như trang phục truyền thống chẳng hạn. Tôi cũng chưa từng được thấy trang phục của tộc người Tà Mun nên tỏ ý tiếc rẻ thì ông Lâm Tăng bảo: “Nhiều người bảo trang phục truyền thống của chúng tôi giống người Chăm, người lại bảo giống người S’Tiêng.

Tôi khẳng định trang phục truyền thống gốc của người Tà Mun có nét đặc trưng riêng. Đó là váy ống, trùm từ vai xuống chân, không xẻ vạt, không có khuy (nút) áo. Giờ vẫn còn một vài cụ già mặc”.

17-20-22_nh-2
Bà Lâm Rịa, một trong những người Tà Mun lớn tuổi nhất ở Tân Hiệp với chiếc váy truyền thống

“Người Tà Mun sống  quần cư ở đây bao đời nay và phần lớn văn hóa đã đồng hóa với người Kinh, ngoài những cái giống giống người S'Tiêng, Châu Ro, hay Khmer thì họ vẫn có những nét riêng như ngôn ngữ, văn hóa. Nếu xác định được nguồn gốc nữa thì tôi nghĩ phải xem xét nếu ghép họ vào một nhánh của người S’Tiêng”, ông Đỗ Đình Lạng, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước.

Ông Lâm Tăng dẫn tôi đến nhà bà Lâm Rịa, năm nay gần 90 tuổi, một trong số ít những người còn hoài niệm với bộ trang phục truyền thống của người Tà Mun. Đó là chiếc váy khá cầu kỳ, quấn chặt người và cả 2 ống chân.

“Mặc chiếc váy này có khó cử động không?”, tôi thắc mắc thì ông Lâm Tăng bảo: “Bao đời nay chúng tôi mặc váy này đi rừng, làm rẫy, gùi lúa từ nương về đó”.

Nói về cội nguồn của người Tà Mun, bà Lâm Rịa bảo: “Chúng tôi cón nhiều thứ riêng lắm chứ. Như tết Saunco Khamun vào ngày đầu tháng 9 âm lịch, là tết năm mới. Tết này là tết riêng của người Tà Mun. Người Tà Mun cũng có ngôn ngữ riêng. Chúng tôi có nguồn gốc riêng mà”.

Những lễ hội tâm linh

Về tập quán tộc người Tà Mun có các lễ hội như lễ cầu mưa, lễ gieo hạt, lễ cúng cơm mới, lễ bỏ mả… hiện nay, họ chỉ còn giữ lại lễ cúng cơm mới, bởi lẽ đây chính là ngày Tết Saunco Khamun, tết cổ truyền của dân tộc họ, diễn ra vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch. Tục này có nhiều nét giống với Tết Nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc Việt diễn ra vào thời điểm sau khi thu hoạch vụ lúa mùa.

Bà con dân tộc Tà Mun thuở còn sống du canh, du cư có 2 loại giống lúa hết sức độc đáo tên gọi T’rô và Sau-sơ-ra. Đây là các giống lúa rẫy, nay đã mất giống, có thời gian sinh trưởng từ đầu mùa mưa đến cuối tháng 8 âm lịch thì chín rộ. Độc đáo ở chỗ là khi lúa mới chín vàng mơ, bà con đã kéo nhau ra rẫy để thu hoạch, bởi nếu để lúa chín tới thóc sẽ rụng hết. Họ đeo gùi trên lưng, dùng tay tuốt từng bông lúa bỏ vào gùi, mang về nhà chứa vào củi, vào bồ.

17-20-22_nh-4
Miếu Sơn Thần, nơi thờ cúng tâm linh duy nhất của người Tà Mun

Một nét độc đáo khác là khi nấu cơm, họ mang lúa ra luộc cho chín rồi mới mang ra phơi cho khô, sau đó mới dùng chày giã thành gạo, cơm mới dẻo và ngon. Sau khi thu hoạch xong, họ tổ chức cúng thần linh đã phù hộ cho mưa thuận gió hoà để họ được một mùa vụ bội thu gọi là lễ rước nước. Bởi họ quan niệm nhờ nước trời mưa lúa mới sinh trưởng tốt tươi. Họ dùng chính lúa mới thu hoạch làm lễ cúng nên còn gọi là lễ cúng cơm mới.

Theo tập tục, mọi người cùng mặc áo váy mới, cùng đóng góp lúa nếp, heo, gà, vịt… cho làng để tổ chức cúng ông bà chung vào đêm cuối tháng 8, sau đó mới trở về nhà cúng rước ông bà riêng của từng nhà. Các ngày mùng một, mùng hai, mùng ba tháng 9 âm lịch, sáng sớm họ cúng ông bà rồi mới đi chúc thọ lẫn nhau, rồi cùng nhảy múa, ca hát...

Phụ nữ thì sặc sỡ trong các bộ áo váy, trẻ con thì xúng xính áo quần đủ kiểu dáng riêng của dân tộc, đàn ông cũng đóng khố, áo cộc tay nhiều màu sắc. Riêng trong lễ hội cúng cơm mới, sáng sớm ngày cuối tháng 8, bà con tập trung tại nhà già làng cùng kết các cành cây trái và những nhánh hoa tươi do chính họ trồng trong vườn nhà thành một cây hoa trái lớn.

Hai cô gái mặc áo váy mới, sặc sỡ cùng khiêng cây hoa trái đi trước, mọi người vừa mang lễ vật, vừa múa hát kéo thành đoàn đi phía sau, gọi là lễ rước bóng, đến cây cổ thụ lớn nhất trong làng bày ra cúng.

Tập tục này phát xuất từ quan niệm tổ tiên, ông bà sau khi chết đi không ở trong nhà mà ở lẩn khuất trên những tàng cây cổ thụ để trông nom vườn tược, hoa màu giúp con cháu, nên họ tổ chức cúng ông bà dưới bóng cây cổ thụ lớn nhất trong làng. Sau khi già làng làm các thủ tục cúng vái, mọi người cùng xúm quanh dưới bóng cây, xung quanh đống lửa, tiếp tục múa hát cho đến nửa đêm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm