| Hotline: 0983.970.780

Nuôi hươu lấy nhung ngày càng hiệu quả

Thứ Hai 09/09/2024 , 07:16 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Sau hơn một năm thực hiện mô hình phát triển nghề nuôi hươu lấy nhung, HTX Chăn nuôi hươu sao Đồng Lê đã có tổng đàn trên 30 con.

Anh Hoàng Mậu Tài cho hươu ăn các loại cây cỏ trong vườn. Ảnh: TP.

Anh Hoàng Mậu Tài cho hươu ăn các loại cây cỏ trong vườn. Ảnh: TP.

Anh Hoàng Mậu Tài (thôn Đồng Lê, xã Lê Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho hay, qua tìm hiểu, thấy bà con ở vùng miền núi Hà Tĩnh phát triển nghề nuôi hươu sao lấy nhung nên cũng quan tâm học hỏi.

“Quê mình cũng có cây cỏ, khí hậu tương tự các địa phương đó, cũng dưới chân dãy núi Trường Sơn với nhau thôi. Vậy mà họ làm được thì mình nên cố gắng”, anh Tài bộc bạch.

Nghĩ đến đâu, làm đến đó, sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, anh Tài dành dụm vốn và vay mượn thêm để cải tạo vùng đất đồi làm các khu ao cá, khu trồng chuối, khu làm chuồng trại để bắt tay vào việc nuôi hươu.

Những ngày đầu với 16 con hươu giống cũng làm cho anh tài “mất ăn, mất ngủ” vì lo lắng bởi kinh nghiệm nuôi cũng chỉ là những điều học hỏi được mà chưa hề qua thực tế. “Tôi càng lo lắng hơn khi biết đây là mô hình nuôi hươu đầu tiên của vùng miền núi này. Thành công hay thất bại cũng sẽ làm cho những người đi sau có được bài học kinh nghiệm”, anh Tài nói.

Mé đối diện khu nuôi hươu, anh Tài trồng chuối. Mỗi ngày anh chặt một cây chuối lớn mang về đưa vào máy nghiền để lấy làm thức ăn cho đàn hươu. Anh Tài cho hay, về thức ăn, hươu chủ yếu ăn cỏ, giai đoạn hươu lên nhung bổ sung thêm tinh bột như gạo nếp, hạt ngô. “Khi cho ăn cây chuối thái mịn tôi trộn thêm bột cám, bột ngô để tăng dinh dưỡng”, anh Tài bộc bạch thêm.

Anh Tài cia sẻ, để chăm sóc để hươu không bị bệnh cần phải canh thời gian đúng để thu hoạch nhung. Khi hươu đực cho lộc nhung, nếu thu hoạch sớm nhung chưa đạt được trọng lượng và chất lượng. Nhưng nếu để quá ngày nhung sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng, phần lõi nhung sẽ bị rỗng xơ.

“Riêng quá trình kiếm cỏ cho đàn hươu lưu ý tránh các loại cỏ xước có gai. Nếu để lẫn vào dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa của hươu”, anh Tài nói .

Đàn hươu giống nuôi tại Hợp tác xã chăn nuôi hươu sao Đồng Lê. Ảnh: T. Đức.

Đàn hươu giống nuôi tại Hợp tác xã chăn nuôi hươu sao Đồng Lê. Ảnh: T. Đức.

Sau gần một năm chăm sóc, đàn hươu của anh Tài đã thích nghi với môi trường sống và phát triển tốt. Những con đực đầu đàn đã cho lứa nhung đầu tiên. Đến nay, lộc nhung của HTX Chăn nuôi hươu sao Đồng Lê được nhiều người biết đến. Nhiều khách hàng đặt tiền trước để mua vì họ biết đàn hươu ở đây được nuôi theo hướng sạch, chất lượng cao.

Ông Lê Văn Thuận (ở thị trấn Đồng Lê, Tuyên Hóa) cho hay: “Trước, tôi có mua cặp nhung hươu ở đây để chế biến dưỡng sức cho bà mẹ tuổi cao và thấy sức khỏe bà rất tốt, đã ra vườn làm lụng được. Nay tôi đến để đặt hàng mua thêm để dùng”.

Nói về đầu ra, anh Tài vui vẻ cho hay: “Hiện chúng tôi không có đủ nhung hươu để cung ứng cho khách hàng. Nhiều người đã đánh tiếng dặn đặt hàng từ lúc hươu mới nhú lộc đấy”.

Chúng tôi được anh Tài cho vào khu nuôi hươu lấy nhung và hươu non. Dù có người lạ, nhưng đàn hươu cũng không mấy hoảng sợ mà bạo dạn đến máng ăn chứ không chạy nhảy hoảng sợ. Đàn hươu non tỏ ra cảnh giác một lúc rồi cũng kéo nhau đến gần anh Tài để ăn.

Hiện, HTX đang có chính sách hỗ trợ con giống cho bà con địa phương. Mức hỗ trợ từ 20-30% giá trị hươu giống. Tuy nhiên, do số lượng có hạn nên anh Tài chỉ áp dụng cho những người đăng ký đầu tiên. Theo anh Tài, vùng nguyên liệu làm thức ăn cho hươu ở địa phương rất dồi dào, vùng khí hậu cũng khá phù hợp với chăn nuôi hươu.

“Tôi rất muốn bà con cũng đầu tư phát triển mô hình nuôi hươu lấy nhung ở địa phương để phát huy tiềm năng, lợi thế và mỗi năm cũng cho lợi nhuận vài trăm triệu đồng. Ngoài hỗ trợ con giống, chúng tôi cũng hướng dẫn bà con kỹ thuật, cách chăm sóc, cắt nhung và thu mua lộc nhung cho bà con theo giá thị trường để bà con yên tâm sản xuất”, anh Hoàng Mậu Tài chia sẻ.

Xem thêm
Hậu Giang 'phủ kín' cán bộ thú y 3 cấp từ tỉnh đến xã

Lực lượng thú y được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở theo 3 cấp, đảm bảo nhân lực phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi và tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm.

Đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào ruộng lúa, lợi nhuận tăng 6,5 triệu đồng/ha

KIÊN GIANG Sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vi sinh xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất lúa.

Chuyển giao giống cà phê chất lượng cao phục vụ tái canh

ĐẮK LẮK Bên cạnh công tác nghiên cứu, việc chuyển giao giống cà phê cho người dân, doanh nghiệp được Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chú trọng.