| Hotline: 0983.970.780

Ngưỡng mộ 10 bóng hồng 'đội mũ nồi xanh' lên đường tới Nam Sudan

Thứ Hai 01/10/2018 , 07:05 (GMT+7)

Đối với lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam nói riêng và LHQ nói chung, tỉ lệ nữ thường là rất thấp, họ chỉ yêu cầu 10% nhưng chúng ta đi lần này có 10 nữ sĩ quan (đạt 15%), như vậy là rất tốt...

Mỗi người một vẻ, một cá tính, một hoàn cảnh, độ tuổi khác nhau, nhưng ở họ chung một lòng đem tuổi trẻ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đó là những nữ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thuộc Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 Số 1 (BVDC2.1) của Việt Nam, sẽ cùng 53 quân nhân đại diện cho Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan vào ngày 1/10 và 15/10/2018.

13-09-12_hinh_1
10 bóng hồng của Bệnh viện Dã Chiến Cấp 2 Số 1 (Việt Nam) sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan (Ảnh: Nguyễn Thủy)

Tôi đã luôn có những ấn tượng đặc biệt đối với những người “lính Cụ Hồ”, và bây giờ, khi gặp gỡ, trò chuyện với các chị, tôi lại càng yêu quý hơn những người lính mang quân phục ấy. Những cô gái mảnh mai, giản dị, duyên dáng nhưng luôn nỗ lực học hỏi, phấn đấu rèn luyện, không quản khó khăn gian khổ để vượt qua những đợt kiểm tra nghiêm ngặt (từ trong nước và Liên Hiệp Quốc). Họ đã được trang bị tốt về chuyên môn, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng quân sự, khả năng tiếng Anh… Để quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt là sự đảm đang, nữ công gia chánh của phụ nữ Á Đông, các chị cũng đã chuẩn bị và dự định sẽ giới thiệu tại Nam Sudan nhiều món ăn truyền thống của Việt Nam.

Chị cả của 10 bông hồng “đội mũ nồi xanh” là Thiếu tá chuyên nghiệp Bùi Thị Xoa (43 tuổi, quê Hải Dương), kỹ thuật viên Nha khoa của BVDC2.1. Chị kể, khi nhận được nhiệm vụ tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, chị vừa vui mừng vừa xen lẫn sự lo lắng, bởi con trai chị đang tuổi dậy thì.

13-09-12_hinh_2-
Thiếu tá chuyên nghiệp Bùi Thị Xoa trong một buổi huấn luyện. (Ảnh: Trung Trực)

Rồi lo lắng vì mình lớn tuổi, kể cả việc học ngoại ngữ cũng khó khăn, nhưng được sự ủng hộ, động viên của chồng con, chị vững tâm hơn để chuyên tâm vào tập luyện. Những ngày đầu tham gia huấn luyện, vợ chồng chị đã quyết định bán nhà (ở Biên Hòa, Đồng Nai) để cả gia đình chuyển lên Sài Gòn sinh sống, thuận tiện cho công việc tập luyện của chị.

Sau gần 4 năm nỗ lực học tiếng Anh cũng như trải qua các khóa huấn luyện cùng với các đồng đội tại BVDC2.1, chị đã sẵn sàng cho ngày nhận nhiệm vụ của mình. Khi hỏi cảm nghĩ về đất nước Nam Sudan mà chị sẽ đến để nhận nhiệm vụ, chị chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên được xem những bộ phim ngắn về đất nước bạn, thấy cuộc sống của họ thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt, trẻ nhỏ thì đói khát như càng tiếp thêm sức mạnh, động lực để chúng tôi sẵn sàng đến giúp đỡ nước bạn”.

Ngoài những thời gian tập luyện, chị cùng các nữ quân y thường ca hát, tập các tiết mục dân ca… Chị mong muốn ngoài chuyên môn quân y, 10 bông hồng của BVDC2.1 có thể để lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế về người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, duyên dáng.

Khi nhắc đến cậu con trai đang tuổi dậy thì, Thiếu tá Xoa nói: “Tôi cũng chỉ biết hướng dẫn con có thể tự lập để khi không có mẹ ở bên, con cũng có thể làm mọi thứ. Mong con ở nhà học tập tốt để mẹ yên tâm công tác”.

Để có thể toàn tâm toàn ý nhận nhiệm vụ, Thượng úy Phạm Thị Thu Trang (39 tuổi, quê Quảng Bình), đã gửi con gái về quê nhờ ông bà ngoại chăm nom. “Đất nước châu Phi là một nơi có đời sống khó khăn, thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột. Lúc đầu khi nhận nhiệm vụ, tôi cũng rất lo lắng, nhưng trải qua thời gian dài với các đợt huấn luyện, giải quyết các tình huống giả định, tôi cũng yên tâm hơn và sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ. Dù khó khăn vất vả thế nào, tôi cũng sẽ vượt qua, để luôn là niềm tự hào của cô con gái nhỏ và của bố mẹ tôi. Một năm nhận nhiệm vụ ở đất nước châu Phi sẽ càng giúp tôi có thêm sức mạnh để xứng đáng là những nữ quân y kiên cường trong đội quân của lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam nói riêng và của Liên Hiệp Quốc nói chung”,Thiếu úy Trang nói.

Còn cô gái nhỏ tuổi nhất với nụ cười tươi và đôi mắt sáng là Thiếu úy chuyên nghiệp Phạm Thị Thuỳ, điều dưỡng trưởng khoa của Khoa Ngoại 1 BVDC2.1 (sn 1993, quê ở Nghĩa Hưng, Nam Định). Thùy sinh ra trong một gia đình có 4 anh em, sau khi học xong Đại học Điều dưỡng Nam Định, Thùy tạm biệt gia đình, bạn bè, khăn gói vào miền Nam công tác tại BV Quân y 175. Với sự chăm chỉ, chịu khó, chuyên môn tốt và đầy trách nhiệm, Thùy được lựa chọn vào lực lượng của BVDC2.1. Trải qua những đợt huấn luyện rất vất vả, lại có một mình ở Sài Gòn, nhưng Thùy luôn nỗ lực hết mình và không nản chí.

13-09-12_hinh_4
10 bóng hồng của lực lượng gìn giữ hòa bình duyên dáng trong tà áo dài truyền thông. (Ảnh: NVCC)

Khi hỏi về những đợt huấn luyện chuyên môn, Thiếu úy chuyên nghiệp Phạm Thị Thuỳ háo hức cho biết: “Tôi là một trong những người được huấn luyện đợt sau, mới một năm, còn có các đồng chí khác thì tập luyện gần 4 năm. Nên tôi lại càng phải cố gắng nhiều hơn để đạt được những bài kiểm tra nghiêm ngặt về kỹ năng sinh tồn trong điều kiện môi trường châu Phi, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc của Phái bộ, nhận diện bom, mìn… Bên cạnh việc huấn luyện về chuyên môn quân sự, chuyên môn quân y về GGHB LHQ, tiếng Anh thì chúng tôi cũng được học những bộ môn nghệ thuật, những món ăn truyền thống của Việt Nam. Tết này sẽ là một Tết đặc biệt của chúng tôi, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để giới thiệu với bạn bè quốc tế về một cái Tết cổ truyền của Việt Nam với bánh chưng xanh, củ hành tím, chả nem miền Bắc…”.

Hào hứng nói về công việc là thế, nhưng khi nhắc tới gia đình, Thiếu úy Thùy không khỏi chạnh lòng: “Khi mới nhận quyết định tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình, bố mẹ tôi rất lo lắng, chỉ sợ tôi khổ. Nhưng khi biết được nguyện vọng của tôi, bố mẹ cũng rất tự hào và ủng hộ tôi phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Ban chỉ huy giao phó. Bố mẹ tôi lớn tuổi rồi, lại chỉ có hai ông bà sống ở quê, tôi rất lo lắng”.

Tôi hỏi Thiếu úy có muốn nhắn nhủ gì với ba mẹ mình ở nhà trước khi lên đường nhận nhiệm vụ không thì chị rơm rớm nước mắt: “Cám ơn bố mẹ đã luôn ủng hộ con và là hậu phương vững chắc cho con hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mong bố mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe”.

13-09-12_hinh_6
Những nữ quân y – những sứ giả hòa bình – niềm tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam (Ảnh: Trung Trực)

Tạm gác lại những lo to toan, những bộn bề của con cái, gia đình, những bóng hồng của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam đã sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Hành trang các chị mang theo là tình cảm đong đầy của gia đình, của quê hương chờ đón các chị ngày trở về.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, cho biết: “Đối với lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam nói riêng và LHQ nói chung, tỉ lệ nữ thường là rất thấp, họ chỉ yêu cầu 10% nhưng chúng ta đi lần này có 10 nữ sĩ quan (đạt 15%), như vậy là rất tốt. Đây là một dấu ấn cho thấy, Việt Nam vừa làm tốt nghĩa vụ gìn giữ hòa bình, bên cạnh đó cũng làm tốt mục tiêu bình đẳng giới. Tôi rất trông chờ vào 10 nữ sĩ quan của chúng ta ở châu Phi”.

“Trong 10 đồng chí nữ thì có 5 đồng chí có gia đình. Việc động viên tư tưởng cho các đồng chí đặc biệt quan trọng. Ngay khi các đồng chí nữ tham gia huấn luyện, chúng tôi đã động viên về mặt tinh thần, tư tưởng, có chính sách đặc biệt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tìm hiểu những luật dành cho chị em phụ nữ khi công tác tại Nam Sudan. Bây giờ, 10 nữ quân y của chúng tôi rất phấn chấn và sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ để chứng tỏ quân đội nhân dân Việt Nam của mình có đủ khả năng để thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với LHP.”, Trung tá Bùi Đức Thành, giám đốc Bệnh viện Dã Chiến Cấp 2 Số 1, nhận định.

 

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.