| Hotline: 0983.970.780

Nguyễn Trọng Tạo đau đáu với cổng làng

Thứ Năm 24/10/2013 , 10:56 (GMT+7)

"Những bài hát viết về làng với tôi bao giờ cũng mang một tình cảm đặc biệt, có những nét riêng, sáng tạo, độc đáo và tôi coi đó là sự trân trọng của mình" - Nhạc sĩ chia sẻ.

Nguyễn Trọng Tạo là tác giả của nhiều ca khúc mang âm hưởng dân gian nổi tiếng như: "Làng quan họ quê tôi" (lời thơ: Nguyễn Phan Hách), "Khúc hát sông quê" (thơ: Lê Huy Mậu), "Đôi mắt đò ngang"…

Gần đây, sau ca khúc “Trường Sa Làng ta” (thơ Nguyễn Thành Phong) mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc, Nguyễn Trọng Tạo vừa hoàn thành ca khúc “Trống hội cổng làng” (thơ: Trường Vũ). Chia sẻ với chúng tôi, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, cổng làng là nơi vừa gần gũi vừa thiêng liêng, không chỉ chứng kiến những thăng trầm của chính ngôi làng đó mà còn chứng kiến những thăng trầm cuộc đời của mỗi con người.


Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: Cổng làng là biểu tượng của làng quê Việt Nam

“Trống hội cổng làng” ra đời trong hoàn cảnh nào, thưa nhạc sĩ?

Tôi là người ở quê, sinh ra và lớn lên ở quê, giờ dù đã sống ở thành phố nhưng tôi không thích kiểu cách, không thích làm ra vẻ ta là người thành thị. Quê với tôi là sự gắn bó, tự hào và luôn coi quê là dòng dõi, sang trọng, và có lẽ vì đó mà trong mỗi sáng tác của mình tôi luôn hướng đến nỗi lòng của người quê. Ví dụ như ca khúc “Trường Sa Làng ta” là sự đồng cảm sâu sắc với nhà thơ Nguyễn Thành Phong nhưng đó cũng là sự đồng cảm về làng.

Thú thực, những bài hát viết về làng với tôi bao giờ cũng mang một tình cảm đặc biệt, có những nét riêng, sáng tạo, độc đáo và tôi coi đó là sự trân trọng của mình đối với tác phẩm cũng như với công chúng.

Cách đây không lâu, tôi có dịp về quê một người bạn ở Nam Định để dự lễ khánh thành cổng làng, đây là cổng làng bằng đá rất độc đáo, được chạm trổ hoa văn, tranh dân gian, hình ảnh hội hè, câu đối... Chắc chiếc cổng làng này đắt tiền lắm, không bạc tỉ cũng phải tiền trăm. Tôi thích và nhớ lại cổng làng của làng mình ngày xưa, những kỷ niệm một thời thơ ấu cứ ùa về, mang đến cho tôi những cảm xúc kỳ lạ. Và người bạn ấy đã gợi ý tôi nên viết một ca khúc về cổng làng.

Về nhà tôi nghĩ mãi, càng nghĩ càng thấm nhưng vẫn chưa tìm ra được tứ của bài hát, lúc ấy tôi mới gọi cho nhà văn Phạm Lưu Vũ (Trường Vũ) và đặt anh viết một bài thơ về cổng làng. Và chỉ mấy ngày sau, Vũ có gửi cho tôi một bài thơ mang tên “Cổng làng”, cái hay của bài thơ này là nó phát hiện ra một cặp phạm trù có tĩnh và có động, cái cổng làng là tĩnh và người đi ra, người đi về như dòng nước chảy...

Khi sáng tác ca khúc này, điều gì khiến anh trăn trở nhất?

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, cổng làng là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Mỗi cổng làng đều có một nét văn hóa riêng tuỳ theo đặc điểm của làng đó. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Kiến trúc cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương mà chỉ nhằm khẳng định chỗ đứng của mình trong khoảng không gian của làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ.

"Vẻ đẹp của cổng làng gắn với nền văn minh lúa nước, mang tính phác họa và gợi nên những ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác. Tôi cho rằng, phía sau mỗi cánh cổng làng Việt ấy, xưa nay vẫn là sự kết nối cộng đồng gia tộc, là những nét chung về phong tục, tập quán, những nét văn hoá riêng biệt. Cánh cổng làng dù hiện hữu hay vô hình vẫn là nỗi nhớ, là hình ảnh quê hương của những người con xa xứ", nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.

Cổng làng không chỉ tạo nên hồn quê đất Việt mà qua dáng vẻ kiến trúc còn thể hiện chiều sâu văn hóa mỗi ngôi làng.

Chính vì thế, khi sáng tác “Trống hội cổng làng”, tôi cố gắng truyền tải hết ý nghĩa của cổng làng trong ca khúc, khẳng định văn minh làng xã trong từng câu hát, bởi trong mỗi người dân Việt, tôi tin ai cũng có một miền ký ức tuyệt vời về chiếc cổng làng và những kỷ niệm quý giá thời thơ ấu, ngay từ việc xây dựng cổng làng, ông cha ta đã có ý nhắn nhủ thế hệ mai sau qua kiến trúc, kiểu dáng, nét chữ, hình ảnh, ý tứ ở mỗi dòng câu đối.

Anh có thể chia sẻ cổng làng trong ký ức tuổi thơ không?

Làng tôi là làng Trường Khê ở miền Trung, một ngôi làng rất rộng và dài, đặc biệt có hai cổng ở hai đầu làng, được xây dựng theo kiến trúc kiểu Tam quan rất đẹp. Đây là nơi chúng tôi thường vui chơi, leo trèo nghịch ngợm thời thơ ấu, thậm chí trèo lên mái còn có thể nằm ngủ được. Có hôm bố mẹ phải ra tận cổng làng để tìm về vì ngủ quên. Nhưng rất tiếc trong chiến tranh, cổng làng đã bị bom Mỹ phá hủy, đến nay vẫn chưa được xây dựng lại nhưng trong ký ức của mỗi người làng quê tôi, cổng làng vẫn là hình ảnh đẹp nhất, thiêng liêng và ý nghĩa nhất.

Vì vậy, khi viết “Trống hội cổng làng”, tôi không chỉ viết về cổng làng bằng đá ở Nam Định của bạn tôi, mà viết từ tâm thức cổng làng của làng quê Việt mà tôi đã đi qua.

Xin cảm ơn nhạc sĩ!

Xem thêm
Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Real Madrid đã chính thức giành chức vô địch La Liga mùa giải 2023-24 sau khi chứng kiến đối thủ cạnh tranh Barcelona gục ngã trước Girona.

Quảng Trị Marathon 2024: Chốt phương án bảo đảm an toàn cho vận động viên

Sau khi thực địa đường chạy, Ban tổ chức Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa đã thống nhất các phương án đảm bảo an toàn cho vận động viên.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm