| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy giết mổ động vật tập trung phát huy hiệu quả

Thứ Ba 21/03/2023 , 14:13 (GMT+7)

Sau khi 4 nhà máy giết mổ động vật tập trung hoạt động hiệu quả, tỉnh Bình Định đăt mục tiêu đến 2025 sẽ phủ kín mỗi địa phương 1 nhà máy giết mổ.

Nhà máy giết mổ động vật tập trung của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam-chi nhánh Bình Định. Ảnh: N.D.

Nhà máy giết mổ động vật tập trung của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP. Việt Nam - Chi nhánh Bình Định. Ảnh: LK.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, các cơ sở giết mổ tập trung đã đi vào hoạt động tại địa phương hiện phát huy hiệu quả trông thấy. Trong đó, 2 cơ sở tại TP Quy Nhơn hoạt động từ 2018 là Công ty TNHH Sản xuất và Chế biến thực phẩm Quy Nhơn và Công ty TNHH Thực phẩm sạch Bình Định đã giải quyết được việc giết mổ gia súc trong khu dân cư nội thành Quy Nhơn từng gây bức xúc cho người dân vì ô nhiễm môi trường.

Nhờ có 2 cơ sở giết mổ động vật tập trung nói nên mà gần 60 hộ chuyên giết mổ gia súc nhỏ lẻ trên địa bàn Quy Nhơn đã đưa gia súc đến giết mổ tập trung, nhiều khu dân cư thoát nạn ô nhiễm. Hơn nữa, 80% lượng thịt tiêu thụ trên địa bàn Quy Nhơn đều xuất phát từ 2 nhà máy giết mổ tập trung này. Nhờ đó, sản phẩm động vật trên thị trường bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong 2 cơ sở đang hoạt động tại thị xã An Nhơn có 1 cơ sở của Công ty CP Chăn nuôi CP. Việt Nam-Chi nhánh Bình Định hoạt động từ cuối tháng 12/2022. Cơ sở này giết mổ sản phẩm trong chuỗi của CP cung cấp cho thị trường tiêu dùng trên địa bàn Bình Định và trong hệ thống CP toàn quốc. Còn cơ sở giết mổ tại xã Nhơn An do Công ty TNHH Sản xuất và Chế biến thực phẩm Quy Nhơn đầu tư xây dựng sẽ chính thức vận hành vào đầu tháng 3 tới đây.

Ông Huỳnh Ngọc Diệp nhấn mạnh, với 4 cơ sở giết mổ động tập trung nói trên, bước đầu Bình Định đã kiểm soát và nâng cao được chất lượng an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn Quy Nhơn, An Nhơn và Tuy Phước, Phù Cát.

Theo ông Diệp, công tác quản lý, kiểm soát giết mổ tại các địa phương có cơ sở giết mổ đang hoạt động đã dần đi vào nề nếp. Những hiệu ứng tích cực từ hoạt động giết mổ động vật tập trung bước đầu đã giúp người dân hiểu tầm quan trọng về sản phẩm an toàn.

“Tuy nhiên, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này đã khó, nhưng khi đã xây dựng được nhà máy rồi việc vận động hộ giết mổ nhỏ lẻ đưa gia súc, gia cầm vào cơ sở giết mổ động vật tập trung cũng rất “mướt mồ hôi”. Nguyên nhân xuất phát từ thói quen, ý thức nên ngành chức năng không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền”, ông Huỳnh Ngọc Diệp chia sẻ.

Sản phẩm từ các cơ sở giết mổ động vật tập trung đến tay người tiêu dùng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: N.D.

Sản phẩm từ các cơ sở giết mổ động vật tập trung đến tay người tiêu dùng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: ĐT.

Sau khi 4 nhà máy giết mổ đi vào hoạt động phát huy hiệu quả rõ rệt, tỉnh Bình Định đăng đặt mục tiêu đến năm 2025 mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 1 nhà máy giết mổ động vật hiện đại.

Theo ông Phan Long Dũng, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã An Nhơn, nhà máy giết mổ tại Nhơn An sẽ chính thức vận hành trong tháng 3 này. Đây là điểm thu gom toàn bộ cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn thị xã An Nhơn và vùng lân cận thuộc các huyện Tuy Phước, Phù Cát, trong đó riêng thị xã An Nhơn có 107 hộ.

Hiện, việc khó nhất là lên phương án di dời, hỗ trợ để các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư tập trung về đây. Chính quyền thị xã An Nhơn đã chỉ đạo thành lập tổ công tác phối hợp với chính quyền các xã, phường đến từng hộ giết mổ nhỏ lẻ để rà soát, thống kê và đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm bắt được chủ trương, thấy được hiệu quả để triển khai thực hiện.

Đối với các địa phương chưa có nhà máy giết mổ tập trung, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định sẽ cùng với chính quyền các địa phương thành lập các tổ công tác thường xuyên kiểm tra hoạt động giết mổ của các hộ, các điểm kinh doanh sản phẩm thịt gia súc ở các chợ đầu mối trước khi có cơ sở giết mổ động vật tập trung. Đến nay, toàn tỉnh có 176 cơ sở giết mổ động vật đăng ký và được cấp phép hoạt động.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài 1] Lợn đen không đủ để bán

Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định đang phát triển mạnh nghề nuôi heo đen, giống heo bản địa còn được gọi là heo đồng bào được tiêu thụ rất mạnh.

Sầu riêng rụng quả non hàng loạt do sốc nhiệt

KHÁNH HÒA Nhiều diện tích sầu riêng ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang thời kỳ quả non bị rụng hàng loạt do sốc nhiệt.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).