Vạn sự khởi đầu nan
Vào đầu những năm 1900, cặp vợ chồng trẻ Cathy và Cappy Jones rời bang Connecticut đi khai hoang ở thung lũng Yaqui, phía tây bắc Mexico.
Khi ông Cappy mất năm 1931, bà Cathy quyết định ở lại lập nên trạm thí nghiệm cây trồng, vật nuôi ngay giữa thung lũng khô cằn này. Nhưng đến năm 1945, trại thực nghiệm đã quá cũ, đổ nát đúng lúc bà Cathy nghe tin có một thanh niên trẻ người Mỹ tới đây nghiên cứu lúa mì.
Norman Borlaug được vinh danh bằng giải thưởng Nobel Hòa bình vì giúp hàng triệu người thoát nạn đói |
Và người đó chính là Norman E Borlaug của Quỹ Rockefeller đi tìm nơi nghiên cứu cách nhân giống, lai ghép lúa mì để chống lại bệnh gỉ sắt hay còn gọi là thán thư đang phá hoại mùa màng nghiêm trọng ở nhiều nơi. Lý do anh chọn nơi này là bởi sự đa dạng về kiểu khí hậu sẽ dễ thí nghiệm nhiều giống lúa mì khác nhau.
Tuy nhiên, Quỹ Rockefeller lúc đó bị cấm không cho thực nghiệm ở đây nên buộc Norman phải làm chui, cũng như không được cư trú hợp pháp. Bà Cathy lúc ấy rất đồng cảm với chàng trai trẻ và giúp đỡ anh nhiều trong công việc, để sau này chính anh thừa nhận rằng, “sẽ khó sống nổi nếu không có bà”.
Hồi đó, bà Cathy cũng từng lái xe chở anh đến thị trấn Ciudad Obregón ăn uống, nơi mà 23 năm sau có một con đường mang tên Calle de Dr Norman E Borlaug để vinh danh chàng trai trẻ năm nào.
Cùng thời điểm đó- năm 1968, nhà sinh vật học Stanford Paul Ehrlich đã xuất bản cuốn sách đình đám mang tên “Bom dân số”, nhận định rằng các nước nghèo như Ấn Độ và Pakistan, dân số sẽ tăng nhanh hơn nguồn cung lương thực. Và dự đoán thập kỷ 70 sẽ có hàng trăm triệu người chết đói, nhưng rất may là Ehrlich đã dự đoán sai vì ông không hề biết việc Norman đang làm.
Tỏa sáng
Kết quả là đúng vào năm 1970, Norman được trao giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp trong nghiên cứu tính trạng và đặc điểm sinh học của hàng ngàn giống lúa mì khác nhau: từ giống kháng bệnh thán thư hay giống nâng cao sản lượng, hoặc giống thân cứng, chống ngã đổ… cho tới những thí nghiệm kỹ thuật thâm canh nhằm tối đa hóa năng suất.
Nhà nông học Norman Borlaug trong một chuyến nghiên cứu tại Ấn Độ |
Trước đó, hồi những năm 1960, Norman đã từng tới nhiều quốc gia để hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bón phân, tưới nước hay phòng trừ sâu bệnh trên lúa mì. Việc làm của ông lúc đó từng khiến rất nhiều người không thể nghĩ rằng sẽ có một cuộc cách mạng xanh mà chính ông là cha đẻ.
Nếu như trong suốt nửa thế kỷ, sản lượng lúa mì của Pakistan và Ấn Độ chỉ loanh quanh khoảng 800lbs, tức 360kg/ mẫu Anh (trên 4.000m2) thì nhờ giống của Norman, nông dân đã làm ra sản lượng tăng gấp ba lần.
Công việc nghiên cứu tương tự của nhà nông học Norman sau đó được phát triển đối với ngô và gạo. Lúc này tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất.
Theo Nobelprize. org, Norman E. Borlaug sinh ngày 25/3/1914, tại Cresco Iowa, mất ngày 12/9/20092009 tại bang Texas, Mỹ. Ông tốt nghiệp kỹ sư nông học ở Đại học Minnesota năm 27 tuổi và sau đó đi nghiên cứu thực nghiệm giống cây lương thực tại Mexico những năm 1940- 1950. Norman Borlaug được đánh giá rất cao ở giải pháp hệ thống canh tác giúp năng suất tăng và sức chống chịu tốt các điều kiện khí hậu. Ông được tạp chí Time bình chọn là 100 nhân vật vĩ đại thế kỷ 20. |