| Hotline: 0983.970.780

Nhận biết tôm khoẻ và tôm bệnh

Chủ Nhật 09/12/2007 , 15:36 (GMT+7)

Tôm khoẻ và tôm bệnh có những biểu hiện khác nhau qua triệu chứng bên ngoài và bên trong cơ thể, xin giới thiệu cách nhận biết.

1. Nhận biết qua vỏ con tôm:

Tôm khoẻ mạnh vỏ thường có màu xanh lá cây, hoạt động (di chuyển, bắt mồi) nhanh nhẹn. Màu xanh da trời ở tôm khoẻ thường có ngay sau khi lột xác, một thời gian sau chuyển sang màu xanh lá cây. Cũng có giống tôm do di truyền hoặc do thức ăn, điều kiện nuôi dưỡng mà có màu xanh da trời ngay cả khi tôm khoẻ mạnh, cơ thể không lột xác.

Những vết thương ở tôm khoẻ mạnh sẽ chuyển sang màu đen hay màu nâu sẫm (những vết màu này còn gọi là sắc tố Melanin, chúng độc đối với sinh vật và bảo vệ cho cơ thể tôm khỏi bị nhiễm trùng) sau một vài ngày.

Giống tôm khi khoẻ mạnh vỏ có màu xanh lá cây, khi thấy vỏ tôm chuyển sang màu xanh da trời hoặc khi lột xác cơ thể có màu đỏ nhất là phụ bộ và chân đuôi là lúc tôm bị bệnh, cần can thiệp kịp thời.

Tôm khoẻ mạnh thường có vỏ cứng lại nhanh chóng sau khi lột vỏ (thường 24 giờ sau lột vỏ). Tôm bệnh vỏ mềm, nhăn nheo sau khi lột vỏ nhiều ngày, có thể chuyển biến thành chứng mềm vỏ mãn tính rất nguy hiểm. Khi vỏ tôm bị mềm, nhiều loại vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập gây hại.

Tôm bệnh thường vỏ có màu xanh rêu hoặc màu bùn, nguyên nhân là do các vi sinh vật bám trên vỏ tôm phát triển, chúng thu hút các chất cặn bẩn làm vỏ tôm có màu như đã mô tả, vỏ tôm có màu này còn gọi là hiện tượng đóng rong trên tôm bệnh.

2. Một số thay đổi trên cơ thể tôm:

Tôm khoẻ, mang thường rất sạch. Khi tôm bị bệnh mang thường bị các vi sinh vật tấn công và sống ký sinh trong mang. Nhiều chất cặn bẩn do vi sinh vật thải ra bám vào mang làm mang có màu nâu, mắt thường ta cũng nhìn thấy được qua vỏ giáp khi bắt tôm trên tay hoặc tôm bơi nơi nước trong. Cũng có trường hợp tôm khoẻ, mang cũng có màu nâu đó là do chất sắt trong các muối sắt có nhiều trong môi trường nuôi kém tích tụ lại.

Rạch đôi cơ thể tôm, thấy ruột tôm đầy thức ăn sau khi cho ăn là tôm khoẻ. Nếu ruột tôm rỗng từng đoạn hay toàn bộ là tôm mắc bệnh không ăn.

Trong tình trạng thiếu thức ăn kéo dài hay tôm vừa lột xác thì cơ bụng của tôm sẽ không lấp đầy vỏ giáp. Trong trạng thái bình thường cũng thấy hiện tượng này đó là do tôm bị mắc bệnh không ăn hoặc ăn ít thức ăn nên thịt, cơ co lại làm rỗng vỏ.

Trường hợp tuy cơ không lấp đầy vỏ giáp nhưng ruột tôm vẫn chứa đầy thức ăn, đó có thể là do tôm vừa lột xác hay tôm đang phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Đưa giống sắn mới HL-RS15 vào canh tác tại Tây Nguyên

Hội thảo giới thiệu giống sắn mới HL-RS15 và quy trình, kỹ thuật canh tác vừa được tổ chức tại vựa sắn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.