| Hotline: 0983.970.780

Nhân rộng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Thứ Ba 22/12/2020 , 06:45 (GMT+7)

Từ năm 2016 đến nay, Thanh Hóa xây dựng được hàng trăm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Nhiều chuỗi có nguồn cung ổn định, vươn ra thị trường các tỉnh bạn.

Bà Đỗ Thị Hợp ở thôn Minh Hạ, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc là 1 trong số 13 xã viên của HTX Minh Nguyệt. Bà Hợp nuôi gà nhiều năm nay nhưng đầu ra khó khăn, giá cả bấp bênh. Khi được ông Lê Văn Sự, Giám đốc HTX Minh Nguyệt mời tham gia xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, bà đã đồng ý.

“Tôi được biết, HTX Minh Nguyệt giám sát chặt chẽ quy trình nuôi để cho ra nông sản an toàn. Dù giá gà bán ra có thể thấp hơn thị trường cùng thời điểm chút ít nhưng lợi ích mang lại khi nuôi gà an toàn sinh học là rất lớn. Tham gia vào chuỗi, gia đình tôi có nguồn cung con giống, thức ăn chất lượng và đầu ra ổn định” – bà Hợp chia sẻ.

Ông Lê Văn Sự, Giám đốc HTX Minh Nguyệt cho biết, hiện tại 13 hộ xã viên mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 18 vạn con gà Lạc Thủy. Các hộ xã viên đều có nguồn thu, lãi ròng ổn định, lại được cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm nên bà con rất phấn khởi.

Hàng năm Than Hóa cung ứng ra thị trường khoảng 362.600 tấn thực phẩm các loại. Ảnh: Võ Dũng.

Hàng năm Than Hóa cung ứng ra thị trường khoảng 362.600 tấn thực phẩm các loại. Ảnh: Võ Dũng.

“Vùng miền núi Ngọc Lặc chăn nuôi chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống. Vì vậy, khi tôi đặt vấn đề nuôi gà an toàn sinh học thì nhiều hộ còn nấn ná. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, bà con lại rất hồ hởi. Chăn nuôi gà an toàn sinh học tuân thủ rất nghiêm quy trình nuôi, phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi đang trên đường xây dựng một chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để đưa vào các nhà hàng, siêu thị lớn” – ông Lê Văn Sự cho biết.

HTX Minh Nguyệt chỉ là một trong số rất nhiều mô hình xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.

Năm 2016, sau khi Bộ NN-PTNT ban hành Đề án ‘‘Xây dựng và phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn”, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở NN-PTNT tham mưu xây dựng Đề án ‘‘Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”. Các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được xây dựng và giao cho các ngành, các địa phương thực hiện.

Sau 4 năm triển khai, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 783 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; hàng năm, cung ứng ra thị trường khoảng 362.600 tấn sản phẩm thực phẩm các loại.

Toàn tỉnh hiện duy trì hoạt động hiệu quả 16 đơn vị được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm... Bình quân, mỗi năm Thanh Hóa cấp 750.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các đơn vị có sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ...

Ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết, hàng năm Sở đã hỗ trợ các cơ sở được xác nhận chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Thông qua hoạt động kết nối cung cầu, nhiều đơn vị đã ký được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị kinh doanh, tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Việc phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại Thanh Hóa bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất - cung ứng và tiêu thụ thực phẩm an toàn, tạo tiền đề cho chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm phát triển. Các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm an toàn, được giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

  • Tags:
Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Lào Cai cấp 11.000 cây giống giúp người dân Bảo Yên tạo sinh kế

11.000 cây chuối tiêu hồng đã được trao cho nông dân 2 xã Yên Sơn và xã Điện Quan của huyện Bảo Yên, Lào Cai giúp người dân tạo sinh kế.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất