| Hotline: 0983.970.780

Nhật ký cô giáo hé lộ bí mật học kỳ hè

Thứ Tư 16/06/2021 , 17:11 (GMT+7)

‘Nhật ký cô giáo - Học kỳ hè’ của tác giả Hồ Yên Thục là tiếng nói người trong cuộc về bức tranh giáo dục đang thay đổi mạnh mẽ tại Việt Nam.

Cô giáo Hồ Yên Thục trong một giờ học.

Cô giáo Hồ Yên Thục trong một giờ học.

Nhật ký cô giáo vốn là một bí mật luôn gây tò mò cho phụ huynh lẫn học sinh. Nhật ký cô giáo viết về học kỳ hè, lại càng có tính thu hút. Bởi lẽ, ai cũng muốn biết bên ngoài cánh cửa trường học, giáo viên đang nghĩ gì và đang làm gì cho nghề đưa đò nhọc nhằn và cao quý.

“Nhật ký cô giáo - Học kỳ hè” được tác giả Hồ Yên Thục viết dưới dạng tản văn - tập hợp những ghi chép thường ngày bằng giọng dí dỏm, mộc mạc và nhiều cảm xúc từ “khoái ru” đến “đi thẳng vào lòng đất”. “Nhật ký cô giáo - Học kỳ hè” có những cuộc đối thoại lụm nhặt ở hành lang, bãi gửi xe, hay căn tin trường cứ thoáng trôi qua hàng ngày mà lại rất đặc trưng nghề giáo, vừa thân quen vừa lạ lẫm.  

Tác giả Hồ Yên Thục đã mở ra một góc nhìn “behind the scene” thú vị về nghề đại học mà chỉ người trong cuộc mới thực sự thấy và cảm được: “đại học là nghề của những người chọn con đường đi tìm sự thật. Ai chọn bước chân vào chốn này cũng phăng phăng nghiên cứu tìm cho ra lẽ phải, hùng hục vì công lý, sống chết vì tiến bộ xã hội. Nhân tiện trong quá trình hít thở hàn lâm ấy, họ cũng thể hiện chút quan điểm cá nhân, cá tính như tính con cá!”.

Có rất nhiều điều xảy ra ở học quán nhỏ của cô giáo mà người giáo viên phải tự trau dồi kinh nghiệm xử lí, không có khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm nào trang bị cho thầy cô giáo đủ kĩ năng linh hoạt với đa dạng sinh viên đến từ các hành tinh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ - “những tâm hồn mong manh trong thân hình vạm vỡ”. Hay như nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân viết “giáo dục đào tạo hiện muốn lấy người học làm tâm mà quên cái tâm thứ hai là người dạy chăng”.

'Nhật ký cô giáo - Học kỳ hè' do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành.

"Nhật ký cô giáo - Học kỳ hè" do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành.

Mỗi ngày đến trường của cô giáo là một thử thách mới với muôn hình vạn trạng tình huống bi hài chồng chéo cứ ập đến dồn dập. Động lực cho cô giáo thức dậy hàng ngày, học hỏi, làm việc để tự tìm lời đáp cuộc đời cho chính mình là những nhân vật trong học quán. Họ hiện lên sinh động trong nhật kí của cô, từ đồng nghiệp, sếp, các vị sư huynh, tiền bối đáng kính luôn rộng rãi giúp đỡ cô biết bao lần từ chuẩn bị bài giảng, chấm điểm, canh thi, ra đề bài, hay đơn giản là mời nhau ly cafe sữa ngọt đậm để xả stress. Học quán của cô giáo hiện lên ấm áp với rất nhiều kết nối – yêu thương – chăm sóc của những con người khô khan tưởng chừng như chỉ biết có nghiên cứu, thi cử.

Rồi từ trường học offline đến online với những tâm thư của sinh viên đầy cảm động gửi cho cô giáo giữa mùa dịch, những buổi học online dở khóc dở cười của “mấy ngàn con người từ hang cùng ngõ hẻm, tất cả các cơ sở từ Nam ra Trung ra Bắc phóng lên mạng học ì xèo. Có đứa đang ở sông ở núi ở biển vẫn mò được internet wifi mà xông vào trận đánh học hành thi cử không cần thấy mặt nhau này. Họ có hiểu mô tê gì đang xảy ra trong xã hội này cũng không quan trọng, quan trọng là chung vai sát cánh, bảo toàn quân số đến final exam. Thần thái tính sau.”

Trong cuốn sách “Nhật ký cô giáo - Học kỳ hè” không khó để nhận ra ngành giáo dục đang thay màu áo, nơi người học và người dạy di chuyển tự do hơn từ trao truyền kiến thức thành trao đổi thông tin, quan điểm, cùng nhau xây dựng kiến thức mới. Thầy trò 4.0 bình đẳng về tư duy nhưng vẫn giữ trọn nét tôn sư trọng đạo phương Đông đáng quý.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm