| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mô hình sinh kế đạt hiệu quả cao nhờ quản lý điều tiết nước

Thứ Hai 15/11/2021 , 13:14 (GMT+7)

Tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn – Cái Bé.

Ông Nguyễn Hoàng Khải là một trong 8 hộ nông dân tham gia dự án mô hình sinh kế vùng hưởng lợi từ công trình Cái Lớn – Cái Bé. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Nguyễn Hoàng Khải là một trong 8 hộ nông dân tham gia dự án mô hình sinh kế vùng hưởng lợi từ công trình Cái Lớn – Cái Bé. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tăng 30% thu nhập nhờ nguồn nước được điều tiết

Hậu Giang là 1 trong 6 tỉnh, thành, gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cần Thơ nằm trong vùng dự án và được hưởng lợi từ việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Từ tháng 10/2020, Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang đã khởi động dự án mô hình sinh kế vùng hưởng lợi từ công trình Cái Lớn – Cái Bé, giúp nông dân thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ thích ứng với điều kiện mới khi hệ thống thủy lợi này đi vào vận hành.

Mô hình dứa – thủy sản tại xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh đã được thực hiện trình diễn với diện tích 10 ha, với sự tham gia của 8 hộ nông dân. Dự án đã hỗ trợ người dân bơm bùn, cải tạo đất bằng vi sinh, đầu tư hệ thống tưới phun mưa tự động.

Là một trong những hộ nông dân tham gia dự án, ông Nguyễn Hoàng Khải (ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) có khoảng 16.000m2 trồng dứa Cầu Đúc và nuôi cá sặc rằn.

Chỉ phải đầu tư 60 triệu đồng chi phí từ đầu vụ, ngoài việc được hỗ trợ 50% dứa giống, cá giống, hệ thống phun tưới tự động, ông Khải còn được tham gia 2 lớp tập huấn nâng cao kĩ thuật trồng dứa và nuôi cá.

Nhờ có những công trình thủy lợi điều tiết mặn ngọt nên người nông dân đã có nước ngọt để nuôi cá. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhờ có những công trình thủy lợi điều tiết mặn ngọt nên người nông dân đã có nước ngọt để nuôi cá. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Đặc điểm của vùng đất nơi đây là chua mặn nên rất thuận lợi cho việc phát triển trồng dứa. Hiện nay, nhờ có những công trình thủy lợi điều tiết mặn ngọt nên tôi đã có nước ngọt để nuôi cá, công tác tưới tiêu cũng dễ dàng hơn. Qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân. Cụ thể, năng suất trồng dứa đã tăng lên khoảng 1,5 - 2 tấn/ha, mỗi năm thu hoạch từ 3 - 4 đợt. Còn cá thì 7 - 8 tháng đã có thể bắt và tiêu thụ được”, ông Nguyễn Hoàng Khải bộc bạch.

Cũng là một trong những hộ nông dân tham gia mô hình dứa – thủy sản, ông Phạm Văn Diện (ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) có tổng diện tích khoảng 9.000m2.

Theo lời kể của người nông dân, tham gia chương trình, ông đã được hỗ trợ rất nhiều như hệ thống tưới tự động, giống dứa, phân bón, cá giống, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… Ngoài ra, người nông dân còn được hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức về trồng trọt cũng như quản lý sâu bệnh, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các công trình thủy lợi tại khu vực ĐBSCL đã hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các công trình thủy lợi tại khu vực ĐBSCL đã hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Những năm trước đây, người dân trong vùng  vẫn tự sản xuất nông nghiệp theo hướng manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập chưa cao. Những con mương chỉ để không, không thể tận dụng thêm. Giờ đây, nhờ có sự hỗ trợ từ dự án thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé nên bà con đã có thể lấy nước ngọt trong mương để nuôi thêm cá, tăng thu nhập, đồng thời triển khai sản xuất nông nghiệp một cách đồng loạt.

“Vùng đất này thường bị nhiễm mặn sớm, ngay từ khoảng tháng 10 hàng năm, đến thời điểm đầu năm sẽ bị mặn nhiều, thế nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu nước tưới tiêu. Thế nhưng hiện nay, nguồn mặn đã có thể quản lý, nguồn nước tưới trong khoảng 5 - 6 tháng mùa khô đã dồi dào hơn. Bà con chúng tôi rất phấn khởi vì đã có thể tăng thu nhập khoảng hơn 30% trên cùng một diện tích sản xuất so với trước đây”, ông Phạm Văn Diện hồ hởi.

Nhiều mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu

Dự án xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát, năm 2020-2021, do ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang triển khai, xây dựng 4 mô hình sinh kế mẫu hiện có theo hướng nâng cao giá trị kinh tế.

Người dân đã được hỗ trợ nhiều từ Dự án xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn – Cái Bé, năm 2020-2021. Ảnh: Phạm Hiếu.

Người dân đã được hỗ trợ nhiều từ Dự án xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn – Cái Bé, năm 2020-2021. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cụ thể, ngoài mô hình dứa – thủy sản, tại xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh là mô hình luân canh tôm – lúa có diện tích trình diễn 12 ha với 6 hộ nông dân tham gia, hỗ trợ nạo vét kênh mương nội đồng, xây dựng trạm bơm điện, cầu giao thông nông thôn tại xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ.

Mô hình lúa – rau màu có 17 hộ nông dân tham gia, diện tích 19 ha, hỗ trợ nạo vét kênh mương, xây dựng cống, đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tại xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ.

Mô hình trồng mãng cầu xiêm, diện tích 9,6 ha, với 12 hộ tham gia, hỗ trợ nạo vét kênh mương, đắp bờ bao, hệ thống tưới nhỏ giọt tại xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ.

Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã triển khai, xây dựng 4 mô hình sinh kế mẫu hiện có theo hướng nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã triển khai, xây dựng 4 mô hình sinh kế mẫu hiện có theo hướng nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mục tiêu của dự án là xây dựng được các mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của địa phương và thích nghi với điều kiện khi triển khai vận hành hệ thống công trình cống Cái Lớn – Cái Bé. Tăng cường phục hồi và phát triển bảo vệ hệ sinh thái đảm bảo an toàn cho dân sinh, kinh tế, xã hội trước nguy cơ nước biển dâng và những tác động xấu của biến đổi khí hậu. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan xây dựng chuỗi giá trị liên kết sản xuất. Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông, kết nối nội vùng với hệ thống giao thông hiện có, để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm của vùng Tây sông Hậu, có địa hình trũng, thấp, lòng chảo, chịu ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều: bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây.

Trong những năm gần đây, diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, biển đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp. Đợt hạn mặn năm 2016, toàn tỉnh có 55.000 ha sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai là 39 tỷ đồng. Các năm tiếp theo sau đó (2017-2020), thiệt hại do thiên tai gây ra từ 4 - 7 tỷ đồng.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.