| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nước xác nhận đóng cửa thị trường ngà voi nội địa

Thứ Năm 22/08/2019 , 15:46 (GMT+7)

Ngày 22/8 theo giờ Việt Nam, tại Geneva, Thụy Sỹ, Hội nghị các nước thành viên công ước của Liên hợp quốc về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp xác nhận cam kết đóng cửa các thị trường buôn bán ngà voi nội địa.

Theo thỏa thuận, các quốc gia hiện vẫn còn mở cửa thị trường ngà voi sẽ bị yêu cầu báo cáo về các biện pháp họ đang thực hiện để đảm bảo rằng thị trường ngà voi nội địa của họ không góp phần dẫn đến nạn săn trộm hoặc buôn bán bất hợp pháp.

Các nước thành viên CITES thông qua việc đồng thuận tập trung vào các thị trường hợp pháp còn đang mở như Nhật Bản và liên minh châu Âu. Các cuộc thảo luận đã tập trung vào các thị trường lớn hiện đang mở mà thấy rõ sự góp phần của chúng với nạn buôn lậu và săn trộm.

Một động thái tích cực tại hội nghị, Israel nhấn mạnh đến thông báo gần đây về việc đóng cửa thị trường nội địa ngà voi và ngà voi ma mút, và Úc cũng tuyên bố ý định đóng cửa thị trường nội địa trong thời gian tới. Ngoài ra, liên minh châu Âu khẳng định rằng họ sẽ thắt chặt các quy định.

Hội nghị các nước thành viên gần đây vào năm 2016 đã kêu gọi các nước đóng cửa thị trường ngà voi nội địa mà góp phần dẫn đến nạn săn trộm hoặc buôn bán bất hợp pháp. Một số quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản và liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng thị trường của họ không không “dung túng” nạn săn trộm hoặc buôn bán bất hợp pháp và họ đã thực hiện các hành động kiểm soát cần thiết.

Nhật Bản, nơi có thị trường ngà voi nội địa quan trọng và có các dấu hiệu liên quan đến nạn buôn lậu ngà voi đến Trung Quốc sẽ bị ràng buộc bởi quyết định đã được thống nhất này, nếu điều này được thông qua tại phiên toàn thể vào tuần tới.

Thoả thuận đống cửa thị trường ngà voi nội địa đạt được ngày 22/8 sẽ được được đưa ra phiên họp toàn thể của hội nghị trước khi phê chuẩn vào ngày 27 hoặc 28 tháng 8 này.

Một số nước thành viên bao gồm các quốc gia có voi châu Phi phân bố như Gabon, Kenya, Burkina Faso, Nigeria Angola và Liberia, nhắc lại rằng tất cả các thị trường ngà voi nội địa hợp pháp tạo ra nhiều cơ hội để tráo đổi ngà voi bất hợp pháp dẫn đến nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp.

Bà Iris Ho, chuyên gia chính sách cấp cao của chương trình bảo tồn động vật hoang dã thuộc Tổ chức Quốc tế Đối xử Nhân đạo với Động vật (HSI) cho biết: HSI nồng nhiệt chúc mừng các quốc gia Burkina Faso, Bờ biển Ngà, Ethiopia, Gabon, Kenya, Liberia, Niger, Nigeria và Sy ri đã đạt được sự đồng thuận cao trong đề xuất này, và 32 quốc gia thuộc liên minh voi châu Phi đã nỗ lực vận động đóng cửa thị trường buôn bán ngà voi nội địa trên toàn thế giới.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất