| Hotline: 0983.970.780

Nhiều trẻ sốc sốt xuất huyết nặng

Thứ Ba 19/07/2022 , 20:37 (GMT+7)

Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM vừa cứu sống nhiều trẻ sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết, tổn thương gan, suy đa cơ quan.

Dịch sốt xuất huyết đang tăng nhanh tại các tỉnh khu vực phía Nam. Vì vậy, phụ huynh cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ, theo dõi diễn tiến trẻ nếu trẻ sốt và có thể nghĩ ngay đến sốt xuất huyết nếu trẻ sốt trên 3 ngày.

Dịch sốt xuất huyết đang tăng nhanh tại các tỉnh khu vực phía Nam. Vì vậy, phụ huynh cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ, theo dõi diễn tiến trẻ nếu trẻ sốt và có thể nghĩ ngay đến sốt xuất huyết nếu trẻ sốt trên 3 ngày.

Em Tr.M.Kh. (14 tuổi, nam, ngụ Vĩnh Long, nặng 72kg) sốt liên tục trong 3 ngày kèm nhức đầu, đau cơ. Đến ngày thứ 4, Kh. hết sốt nhưng đau bụng ói, lừ đừ, tay chân lạnh nên nhập tại bệnh viện địa phương trọng tình trạng mạch khó bắt, huyết áp khó đo, Hct 57%, tiểu cầu 11000/microL, được truyền dịch chống sốc theo phác đồ điều trị. Sau đó, em được chuyển lên sốt xuất huyết trong tình trạng sốc mạch, huyết áp tăng, khó thở, thở co kéo 42 l/p. Em Kh. được các bác sĩ truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp thở máy, chọc dò dẫn lưu màng bụng giải áp, truyền máu và chế phảm máu, điều trị hỗ trợ gan, điều chỉnh toan máu. Sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, cai máy thở, tỉnh táo.

Tương tự, bé trai N.K.B.M (5 tuổi, nặng 20 kg, ngụ Long An) sốt 4 ngày liên tục, đến ngày thứ 5 trẻ sốc, nhập bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc sâu, được truyền dịch chống sốc theo phác đồ, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố trong tình trạng sốc kéo dài, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan. Bác sĩ chẩn đoán em bị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4 tái sốc kéo dài, kèm tổn thương gan, suy hô hấp, dư cân/béo phì.

M. được điều trị tiếp tục truyền dịch chống sốc, huyết áp động mạch xâm lấn, hỗ trợ thở oxy, CPAP, sau đó đặt nội khí quản giúp thở, đo áp lực bàng quang, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, điều trị hỗ trợ gan. Tình trạng suy hô hấp do tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều, áp lực bàng quang tăng lên đến 47cm H2O được chọc dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp. Sau gần 1 tuần điều trị, tình trạng M. cải thiện dần và được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo.

Hai trường hợp khác là hai bé trai đều 11 tuổi, dư cân (cả hai đều nặng 55kg, ngụ ở Long An và Bến Tre). Cả 2 trẻ đều vào sốc ngày thứ 5 của bệnh và diễn tiến thành sốc kéo dài và biến chứng suy hô hấp rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan. Cả hai được điều trị tích cực với dịch truyền cao phân tử HES 130 6% phối hợp albumin 10%, hỗ trợ hô háp thở máy không xâm nhập, tình trạng cải thiện dần sau 4-5 ngày điều trị. “Đây là các trường hợp được áp dụng truyền cao phân tử và albumin giúp cải thiện tình trạng sốc và suy hô hấp ở trẻ sốc sốt huyết huyết”, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành phố cho hay.

Một trường hợp khác là bé gái Ph.N.Th.K. (4 tuổi, nặng 22kg, ngụ ở Hóc Môn), sốt cao liên tục 4 ngày, đến ngày thứ 5 bé gái hết sốt, ói ra dịch lợn cơn nâu, nệt, tay chân lạnh nên nhập viện địa phương trong tình trạng mạch nhẹ khó bắt huyết áp khó đo, Hct 49%, tiểu cầu 13.000/microL, truyền dịch chống sốc ban đầu, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Tại đây, trẻ còn biểu hiện sốc sâu, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, tiêu phân đen.

Kh. được truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp thở CPAP, thở máy không xâm nhập, xâm nhập, chọc dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp, truyền máu, chế phảm máu, điều trị hỗ trợ gan, tình trạng diễn tiến nặng, sốc kéo dài tổn thương gan, thận nặng, suy đa cơ quan. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành lọc máu liên tục 3 chu kỳ. Sau hơn 2 tuần điều trị, tình trạng Kh. cải thiện dần, tiểu khá, chức năng gan thận trở về bình thường, cai được máy thở, tỉnh táo

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, đa phần là trẻ nhập viện trên nền cơ địa thừa cân, béo phì, bệnh nền về máu, hoặc do nhập viện trễ, theo dõi dấu hiệu nặng tại nhà không sát.

Bên cạnh đó, bác sĩ Tiến khuyến cáo, phụ huynh cần diệt muỗi, lăng quăng, ngủ mùng và theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. “Nếu thấy trẻ sốt cao trên hai ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau: quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống… cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện”, bác sĩ Tiến khuyến cáo.

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, để ngăn bệnh biến chứng nặng, các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ đột ngột sốt cao trên hai ngày, người bệnh cần nghĩ ngay đến sốt xuất huyết và đi khám để được chẩn đoán và có chỉ định điều trị phù hợp.

Xem thêm
5 nguyên nhân phổ biến gây ung thư vú

Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh ung thư vú là sử dụng các liệu pháp thay thế hormone và thuốc tránh thai. Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng gia tăng xác suất mắc ung thư vú.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Khám phá 5 lợi ích vàng của mứt vỏ bưởi đối với sức khỏe

Mứt vỏ bưởi không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm cân, tăng đề kháng và bảo vệ tim mạch.

Bình luận mới nhất