| Hotline: 0983.970.780

Nhóm giải pháp để phục hồi thị trường lao động hậu Covid-19

Thứ Sáu 01/10/2021 , 10:08 (GMT+7)

Để kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế cần phải có các nhóm giải pháp để hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TBXH), dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như thị trường lao động nói riêng, để kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị cho phục hồi kinh tế, cần tập trung vào các nhóm giải pháp.

Cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vacxin để đạt được miễn dịch cộng đồng, đặc biệt ưu tiên cho các lao động tuyến đầu, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, logistics, xuất nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vacxin để đạt được miễn dịch cộng đồng, đặc biệt ưu tiên cho các lao động tuyến đầu, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, logistics, xuất nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Nhóm giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động trong thời gian phòng, chống dịch. Cần đẩy nhanh tốc độ đàm phán để nhập và tổ chức tiêm vacxin để đạt được miễn dịch cộng đồng, đặc biệt ưu tiên cho các lao động tuyến đầu, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, logistics, xuất nhập khẩu,… để duy trì sản xuất, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Ưu tiên, tiêm vắc xin cho người dân ở nơi có mật độ dân số cao trước... Lao động ngoại tỉnh tại các thành phố lớn cũng cần được ưu tiên tiêm phòng để tạo tâm lý tốt, giữ chân người lao động ổn định xã hội.

Rà soát sửa đổi kịp thời và tích cực triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo đúng tinh thần của Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Chính phủ.

Ưu tiên chú trọng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

Ngoài ra, Cục Việc làm cũng cho rằng, cần có thêm các chính sách hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp, người lao động như giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giảm các phí, lệ phí… hỗ trợ người lao động trực tiếp như giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm giá điện, nước, xăng…

Có chính sách hỗ trợ đảm bảo đời sống an sinh của lao động ngoại tỉnh, lao động tự do để người lao động vượt qua khó khăn trong đại dịch cũng như sẵn sàng chuẩn bị nhân lực để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo đó, cần có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà, giảm tiền điện, tiền nước, hỗ trợ mức tối thiểu sinh hoạt hàng ngày, ưu tiên tiêm vaccine cho lao động ngoại tỉnh để giữ chân họ ở lại chuẩn bị làm việc. Kịp thời nắm bắt, có các hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày, hỗ trợ y tế cho người dân, người lang thang, cơ nhỡ, người lao động, đặc biệt lao động nghèo, để giữ ổn định xã hội…

Nâng cao vai trò, hiệu quả của các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước, tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối lao động và doanh nghiệp giữa nhiều địa phương với nhau để phục hồi thị trường lao động hậu Covid-19.

Nâng cao vai trò, hiệu quả của các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước, tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối lao động và doanh nghiệp giữa nhiều địa phương với nhau để phục hồi thị trường lao động hậu Covid-19.

Cùng với nhóm giải pháp trên, cũng cần các giải pháp để làm cơ sở cho phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Theo đó, cần có các chương trình, chính sách khuyến khích thanh niên và lao động trẻ, đặc biệt là những người không có việc làm, không đang tham gia học tập đào tạo tích cực học tập nâng cao trình độ để sẵn sàng chủ động gia nhập thị trường lao động với hành trang là các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời đại kỷ nguyên số 4.0, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục bổ sung nguồn vốn để cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh, người lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Tổ chức nắm chắc nguồn lao động để kịp thời có những chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ di chuyển, nhà ở… để đưa lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi sản xuất.

Nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước nhằm tăng cường kết nối cung – cầu lao động, tạo niềm tin cho người lao động về cơ hội có việc làm rút ngắn thời gian tìm việc của người lao động, thời gian tuyển dụng của người lao động, tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, góp phần tăng trưởng và giải quyết việc làm cho người lao động.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...