| Hotline: 0983.970.780

Nhức nhối vấn nạn xâm hại công trình thủy lợi

Thứ Ba 07/01/2020 , 08:52 (GMT+7)

Trong những năm qua, tình trạng lấn chiếm, xâm hại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã trở thành vấn nạn.

Sự thể này vừa làm mất an toàn công trình, vừa làm ảnh hưởng đến việc cung ứng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

10-14-34_2
Người dân trồng ngô và rau màu trong hành lang bảo vệ kênh.

Để thực thi pháp luật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Sở NN-PTNT Bình Định đã chỉ đạo Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Bình Định tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê các vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

Kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng xâm hại công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh này đã đến mức báo động với hơn 1.000 vụ vi phạm. Trong đó, có 1.027 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và 29 vụ xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Cty TNHH KTCTTL Bình Định, trong những năm qua, rất nhiều hệ thống kênh mương do công ty quản lý bị xâm phạm. Người dân ở các địa phương có kênh chạy qua lấn chiếm hành lang kênh để cất chòi, làm công trình phụ, chăn thả vịt trong lòng kênh; thậm chí còn trồng cây lâu năm và trồng hoa màu trên bờ kênh.

Tất cả những vụ vi phạm nới trên đều được lập biên bản. Tuy nhiên, biên bản lập xong cứ để đó chứ đơn vị quản lý không có quyền xử lý. Do đó, người vi phạm ngày càng “lờn mặt” và hành vi vi phạm ngày càng tăng tốc.

Có nhiều trường hợp người dân tự ý làm cầu bắc qua kênh gây cản trở dòng chảy và hàng ngàn trường hợp đào kênh lắp đặt ống, cống lấy nước trên kênh. Thậm chí có nhiều trường hợp xây chuồng trại nuôi gia súc, xây dựng công trình phụ kiên cố ngay trên kênh, xả nước thải chưa xử lý vào kênh gây ô nhiễm môi trường. Đáng quan ngại là đến hành lang bảo vệ các hồ chứa nước cũng bị xâm phạm.

“Đáng lo ngại nhất là những trường hợp lấn kênh xây hàng rào kiên cố, đóng cọc kè bờ, đục phá lòng kênh để xây nhà ở. Đó là chưa kể đến nhiều hành vi xâm phạm khác như khai thác cát, đánh chất nổ bắt cá trong phạm vi bảo vệ ảnh hưởng đến an toàn của công trình”, ông Nguyễn Văn Phú bộc bạch.

Ông Phú đơn cử vụ vi phạm xảy ra gần đây nhất mà đơn vị chức năng đang loay hoay xử lý. Vào ngày 3/12/2019, ngành chức năng đã phát hiện ông Trần Quốc Huynh (SN 1976) ở thôn Đại Khoan, xã Cát Lâm (huyện Phù Cát, Bình Định) đang đào móng, xây dựng hàng rào kiên cố trong phạm vi bảo vệ công trình hồ chứ nước Suối Tre nằm trên địa bàn xã Cát Lâm.

Xí nghiệp Thủy lợi II ( Cty TNHH KTCTTL Bình Định) đã phối hợp cùng UBND xã Cát Lâm lập biên bản đình chỉ việc xây dựng của ông Trần Quốc Huynh, nhưng đơn vị chức năng đã “vấp” phải thái độ chống đối quyết liệt của ông Huynh.

Người dân lấn chiếm hành lang kênh mương làm chuồng nuôi vịt.
“Trước tình hình vi phạm và lấn chiếm hành lang bảo vệ kênh mương ngày càng nghiêm trọng, chúng tôi đã có văn bản đề nghị Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND tỉnh Bình Định sớm ban hành quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn để công ty và chính quyền địa phương có cơ sở xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm để ngăn chặn tình trạng xâm hại các công trình thủy lợi như hiện nay”, ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Cty TNHH KTCTTL Bình Định.

“Theo Điều 40 của Luật Thủy lợi, vùng phụ cận của đập hồ chứa nước Suối Tre có phạm vi bảo vệ công trình được tính từ chân đập hạ lưu trở ra tổi thiểu là 50m. Hiện trạng vi phạm của ông Huynh có chiều dài 283m nằm dọc theo chân mái đập, trong đó có 183m đã được ông Huynh đào móng bỏ xuống 1 lớp gạch”, ông Nguyễn Bá Quyền, Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi II, cho biết.

Cty TNHH KTCTTL Bình Định đã “cầu cứu” Sở NN-PTNT Bình Định can thiệp, chỉ đạo các đơn vị thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi vi phạm nói trên để trả lại nguyên trạng cho công trình, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình, nhằm đảm bảo công trình hoạt động an toàn, hiệu quả.

Ngay sau đó, Sở NN-PTNT Bình Định đã phát đi công văn đề nghị UBND huyện Phù Cát chỉ đạo tiến hành kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi của ông Trần Quốc Huynh. Đồng thời buộc ông Huynh phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép theo đúng quy định của pháp luật.

“Chúng tôi đã đề nghị UBND huyện Phù Cát chỉ đạo thực hiện và gửi báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vụ việc nêu trên về Sở NN-PTNT trong tháng 12/2019 để Sở báo cáo UBND tỉnh”, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Cty TNHH KTCTTL Bình Định, một số vụ vi phạm đã được chính quyền địa phương xử lý, tuy nhiên sau đó không tiếp tục giám sát, kiểm tra nên chẳng bao lâu sau lại bị “tái chiếm”.

Đáng quan ngại hơn là sự phối hợp giữa các cấp có thẩm quyền và ngành chức năng chưa gắn kết, chính quyền cơ sở thì “cả nể”, ngại va chạm nên thiếu nhiệt tình, do đó những vụ vi phạm không được xử lý triệt để.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm