| Hotline: 0983.970.780

Thời tiết chuyển biến bất lợi, Thái Nguyên chủ động phòng, chống rét

Thứ Sáu 16/12/2022 , 10:15 (GMT+7)

Nền nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các huyện, thành phố chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Bảo vệ sức khỏe cho người

Ghi nhận tại Khoa Sơ sinh - Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên), số lượng bệnh nhi điều trị nội trú đã tăng đột biến trong đợt rét này, trung bình 1 ngày tiếp nhận khám và điều trị 50 - 60 bệnh nhi. Trong đó chủ yếu là bệnh nhi mắc các bệnh lý về đường hô hấp chiếm khoảng 80 - 90% (bao gồm cả Cúm A, Cúm B, Covid-19, Adenovirus, RSV...).

Ngoài ra, các bệnh thường gặp khi thời tiết trở lạnh đột ngột, hoặc thay đổi môi trường giữa trong nhà và ngoài trời sẽ dễ dẫn tới tình trạng đột quỵ, dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt… Nhất là đột quỵ, thường gây biến chứng nguy hiểm, nặng có thể gây tử vong, nhẹ hơn là bị liệt từng bộ phận, liệt nửa người, toàn thân, phải sống “thực vật”…

3

Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị mắc bệnh do thời tiết lạnh giá. Ảnh: TN.

Theo bác sỹ Phan Thanh Nhung, Phó Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, sốc nhiệt là trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại… Đây là trạng thái rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Trên thực tế, nhiệt độ giảm đột ngột làm cho con người phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và dẫn tới sức đề kháng suy giảm. Với những người nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nguy cơ mắc bệnh rất cao, đặc biệt đối tượng là người già và trẻ em.

Cơ quan Y tế Thái Nguyên khuyến cáo, với nền nhiệt độ xuống thấp như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển, nhất là trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên rất dễ nhiễm bệnh. Vào những ngày giá rét, mọi người cần phải giữ ấm cơ thể, hạn chế đi ra ngoài trời, nhất là khi trời có mưa phùn hoặc gió lùa. Nếu có việc phải đi, cần mặc ấm, đặc biệt cần quan tâm giữ ấm cổ, ngực, bàn chân…

Không để vật nuôi bị chết rét chết đói

Ngay từ trước khi có các đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào mùa Đông năm 2022 và mùa Xuân năm 2023, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên (PCTT&TKCN) đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các huyện, thành phố thực hiện chủ động ứng phó (với rét đậm, rét hại).

Các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống rét, đặc biệt là các huyện miền núi trong tỉnh Thái Nguyên. Như tại huyện Võ Nhai, nơi có nhiệt độ thấp nhất tỉnh, nhiệt độ vào những ngày mùa Đông và đầu Xuân thường xuyên dưới 10 độ C. Các lãnh đạo UBND huyện đã phân công nhau đến từng địa bàn để kiểm tra tình hình cụ thể, từ các vấn đề tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân và ý thức bảo vệ tài sản của người dân.

Theo ông Dương Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai nhận thấy, qua kiểm tra thực tế cho thấy, đa số các hộ dân đã có ý thức trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn trâu, bò; che chắn chuồng trại, chủ động tích trữ thức ăn và bổ sung thức ăn tinh cho đàn gia súc, không thả rông trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số ít hộ gia đình vẫn chăn thả trâu, bò tự nhiên, che chắn chuồng trại còn sơ sài, chưa đủ kín đáo để giữ ấm cho vật nuôi.

Ông Toản cũng đã trực tiếp chỉ đạo, đề nghị lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các xã tiếp tục vận động, tuyên truyền cho bà con nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc. Bà con cần có chủ động thích ứng với thời tiết phức tạp, rét đậm kéo dài, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Tại một địa phương miền núi khác của tỉnh Thái Nguyên là huyện Định Hóa, bà con chăn nuôi có nhiều cách làm hay, chủ động phòng, chống rét. Như gia đình chị Hoàng Thị Vấn, Xã Linh Thông đã chuẩn bị thức ăn xanh, tinh bột và thức ăn ủ lên men để chăm sóc trong những ngày rét. Ngoài ra cũng sẵn sàng bổ sung các loại thức ăn cho bò, như trồng cỏ, thái chuối, trộn với bột gạo, bột ngô,… Đến thời điểm này đã quây kín chuồng trại chăn nuôi để giữ ấm cho đàn vật nuôi.

2

Kiểm tra phòng chống rét tại huyện Võ Nhai. Ảnh: TN.

Theo ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên, không khí lạnh kéo dài, kết hợp thời tiết hanh khô, sương muối, mùa Xuân thường kèm theo mưa phùn sẽ khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm, rất dễ mắc các loại dịch bệnh nguy hiểm, như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, cúm gia cầm… Vì vậy, cùng với quan tâm phòng, chống rét, cán bộ cũng khuyến cáo bà con cần tăng cường vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời để người dân biết để chủ động phòng, chống rét cho đàn vật nuôi.

Những con số biết nói

Mặc dù đã hơn 6 tháng trôi qua, những nhiều người dân tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ vẫn nhớ nhớ in vụ sạt lở đất tại xóm Nà Quán. Đó là vào đêm ngày 30 và sáng 31/5, do trời mưa lớn, kéo dài đã dẫn tới vụ sạt lở đất kinh hoàng. Đất từ trên đồi phía sau nhà ông H.V.L (sinh năm 1976) đã bất ngờ sạt lở xuống làm sập một nửa ngôi nhà. Hậu quả là đã làm 3 người bị thiệt mạng do nhà sập và bị đất đá đè lên. Các nạn nhân là ông H.V.L (chủ nhà), bà V.T.T (sinh năm 1981) và chị H.T.M (sinh năm 1992) là 2 người họ hàng của ông L từ tỉnh Bắc Giang đến chơi. Rất may cho 3 người khác, là vợ, con trai và 1 người cháu của ông L thoát nạn do đang ở phía trước của căn nhà.

1

Hiện trường vụ sạt lở đất làm 3 người chết tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ. Ảnh: Toán Nguyễn.

Cũng trong những ngày cuối tháng 5/2022, mưa lớn đã gây thiệt hại trên diện rộng về tài sản, đặc biệt là diện tích sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh Thái Nguyên có hơn 100 hộ dân bị hư hại về nhà cửa, ngập nước và phải di dời; ngập úng khoảng trên 1.400ha lúa, ngô, rau màu, 75,5ha chè; chết gần 1.000 con gà và nhiều hồ nuôi thủy sản bị ngập, tràn, vỡ bờ; nhiều kè suối, kênh mương, bờ sông ở huyện Đại Từ và thành phố Sông Công bị sạt lở; một số hồ chứa mực nước đã qua ngưỡng tràn do lũ lên nhanh tại các sông, suối.

Có tất cả 41 điểm bị ngập úng, chia cắt; tuyến đường tỉnh 270 (giáp ranh giữa xã Tân Thái - thị trấn Hùng Sơn) bị sạt lở chiều dài 40m, sâu 5m; hư hỏng 01 cầu dân sinh, sạt lở 279m đường giao thông trên địa bàn huyện Đại Từ; sạt lở 13 điểm với chiều dài 287m tại huyện Định Hóa; sạt lở đèo Cao Chã (giáp ranh giữa 2 xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên) với chiều dài khoảng 20m, khối lượng khoảng 500m³; nhiều cầu tràn bị ngập nước.

Nói về bị ảnh hưởng của thiên tai gây ra, không thể không nhắc tới địa bàn thành phố Thái Nguyên. Trong những năm vừa qua, sau mỗi trận mưa sẽ là hình ảnh ngập lụt trên diện rộng, hàng trăm đoạn đường lớn nhỏ chìm trong biển nước. Những tuyến phố chính (như Lương Ngọc Quyến, Hoàng Văn Thụ, Minh Cầu, Phan Đình Phùng, Bắc Sơn, Thống nhất, 3/2, Cách mạng tháng 8, Dương Tự Minh, Bến Oánh, Bến Tượng,…) ngập sâu trên 50cm, thậm chí nhiều điểm ngập hơn 1m, dẫn tới giao thông bị tê liệt, phương tiện giao thông bị hư hỏng đã không còn là chuyện lạ.

8

Một tuyến đường tại thành phố Thái Nguyên trở thành sông do mưa lớn. Ảnh: TN.

Đó là những vụ việc, vấn đề nổi cộm do thiên tai gây ra tại Thái Nguyên, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tính từ ngày 1/1/2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thiên tai đã làm 3 người chết, 1 người bị thương, thiệt hại tài sản trên 65 tỷ đồng. Các địa phương đã chủ động trong công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, kinh phí đã hỗ trợ để khắc phục hậu quả là 5,549 tỷ đồng. Tổng kinh phí từ nguồn vốn dự phòng ngân sách tỉnh Thái Nguyên đã phân bổ cho công tác phòng, chống thiên tai là hơn 18 tỷ đồng.

 

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ ký giao ước thi đua năm 2025

Ninh Thuận Khối thi đua Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.