| Hotline: 0983.970.780

Những đột phá để thành phố Vị Thanh đạt được thành tựu nổi bật

Thứ Tư 26/10/2022 , 08:57 (GMT+7)

Thời gian qua, TP Vị Thanh xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả, ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế TP Vị Thanh cho biết: TP đã tạo nên 4 điểm đột phá.

Thời gian qua TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt được nhiều kết quả, ngành chức năng rất quan tâm vận động nhân dân củng cố, nâng chất các tiêu chí xã NTM và  nâng cao. Báo NNVN có cuộc phỏng vấn ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh.

Ông Phương cho biết:Để đạt được những thành tựu nổi bật như hôm nay thành phố đã tạo nên 4 điểm đột phá như sau: Thứ nhất, xác định được tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân là chủ thể chính thực hiện và thụ hưởng… để tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân nắm bắt, với quan điểm thực hiện chương trình NTM là “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

Thứ hai, xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí để có cơ sở phân bổ nguồn vốn cho từng tiêu chí, không đầu tư dàn trải. Thứ ba, phân định rõ những phần việc nào là của dân, phần việc nào là của Nhà nước, từ đó có tập trung đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, để người dân thấy rõ trách nhiệm của mình cũng như lợi ích mang lại khi tham gia thực hiện chương trình xây dựng NTM. Thứ tư, tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia của người dân.

Ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh. Ảnh: NH.

Ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh. Ảnh: NH.

Được biết đến nay thành phố Vị Thanh có 11 dự án nhà ở phát triển đô thị đã và đang triển khai với tổng diện tích hơn 228 ha. Thưa ông thành phố có sự đa dạng về ý tưởng quy hoạch, kiến trúc cảnh quan để tránh sự xung đột giữa đô thị hóa và các giá trị làng quê? Ông có thể chia sẻ vài điển nhấn trong việc quy hoạch này.

Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa thành phố đã đạt 60,35%. Quá trình đô thị hóa nhanh đang gây ra không ít thách thức và tác động đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn. Quá trình mở rộng không gian đô thị cùng với sự xuất hiện các dự án nhà ở, bất động sản, công trình thương mại dịch vụ... làm suy giảm quỹ đất sản xuất, đất tự nhiên và biến đổi không gian cảnh quan sinh thái nông thôn…Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức đặt ra, quá trình đô thị hóa cũng tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển thành phố.

Thưa ông, định hướng của thành phố về quy hoạch, kiến trúc cảnh quan tránh sự xung đột giữa đô thị hóa và các giá trị làng quê?

Về kết nối hạ tầng giao thông, kết nối cảnh quan sinh thái và không gian kinh tế, văn hóa, trong đó kết nối về giao thông phải được coi là nền tảng cho việc duy trì và tăng cường liên kết đô thị - nông thôn về mọi mặt, đảm bảo cho việc di chuyển, thông thương hàng hóa giữa đô thị và nông thôn diễn ra thuận tiện, là tiền đề phát triển cho mọi mối quan hệ hợp tác.

Về kết nối chia sẻ chức năng, kinh tế là động lực chính cho sự phát triển hài hòa mối liên kết dựa trên các nguyên tắc cùng có lợi.

Về  kết nối về cảnh quan sinh thái và không gian văn hóa, tuy không đem lại các lợi ích kinh tế rõ ràng nhưng lại là sợi dây gắn kết chặt chẽ và bền bỉ giữa đô thị và nông thôn thông qua yếu tố trung tâm là con người. Ưu tiên Khu vực ven đô có chức năng quan trọng đó là hỗ trợ chức năng cho đô thị về mặt cảnh quan, sinh thái, tạo sự cân bằng cho đô thị và không gian toàn vùng.

Kết nối nguồn lực làm động lực cho sự phát triển nông thôn nhằm mục tiêu phát triển cân bằng, giảm dần khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.

Ưu tiên xây dựng xã nông thôn mới theo mô hình của Chính phủ, phát triển các chức năng có khả năng hỗ trợ, chia sẻ cho đô thị như du lịch văn hóa, cảnh quan, sinh thái, dịch vụ hỗ trợ đô thị.

Khai thác triệt để địa hình tự nhiên khi lập quy hoạch đô thị, triển khai dự án đầu tư xây dựng như: chỉnh trang, tôn tạo kênh, rạch, ao, hồ,... giữ lại theo hiện trạng.

Thành phố Vị Thanh hiện có 20 sản phẩm OCOP. Ảnh: NH.

Thành phố Vị Thanh hiện có 20 sản phẩm OCOP. Ảnh: NH.

Được biết, thành phố Vị Thanh hiện có 20 sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm đạt 4 sao và 12 sản phẩm đạt 3 sao, phấn đấu đến cuối năm 2022 được tỉnh công nhận thêm 5 sản phẩm. Theo ông, thời gian tới cần tiếp tục làm gì để tạo nên những câu chuyện và thổi hồn cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề độc đáo của thành phố Vị Thanh?

Trong thời gian tới thành phố sẽ tập trung thực hiện các nội dung để phát triển các sản phẩm OCOP, như sau: Tập trung xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định của thành phố như: Khóm Cầu đúc, cá thác lác…; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp hoàn thiện bao bì, truy xuất nguồn gốc sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp… tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP. Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Kết nối quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP cung ứng cho các siêu thị và hướng đến xuất khẩu.

Về làng nghề, trên địa bàn thành phố không có làng nghề, tuy nhiên định hướng trong thời gian tới thành phố sẽ xây dựng và hình thành làng nghề chế biến các sản phẩm từ khóm tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến.

Hiện nay “Tàu du lịch hoạt động trên kênh xáng Xà No di chuyển từ trung tâm tỉnh lỵ, đến vùng khóm Cầu Đúc đang là điểm nhấn thu hút đông đảo du khách gần xa. Thành phố Vị thanh đã mời gọi, thu hút đầu tư vào các dự án phát triển du lịch như thế nào”

Được xác định đây là sản phẩm du lịch độc đáo của du lịch Hậu Giang nói chung và Vị Thanh nói riêng, Khai thác Tàu du lịch trên tuyến kênh Xà no đi vùng khóm cầu Đúc - Khu căn cứ Tỉnh Uỷ Cần Thơ tại xã Hoả Tiến được xác định mục tiêu đạt được trong chương trình phát triển Du lịch Vị Thanh giai đoạn 2021- 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện đạt hiệu quả chương trình phát triển du lịch thu hút nhà đầu tư thành phố thực hiện các giải pháp sau:

 Thực hiện các hoạt động quảng bá xúc tiến, tạo dựng hình ảnh, giới thiệu về đất nước con người Vị Thanh qua nhiều hoạt động: Hội thi hương sắc Hậu giang, Giải Mekong Delta Marathon, Hội nghị xúc tiến, hội thảo, hội nghị  … để khách du lịch biết đến Vị Thanh.

 Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác hiệu quả tàu Du lịch trên Kênh sáng Xà No cũng như các dự án điểm trên địa bàn.

Chỉ đạo các ngành liên quan, rà soát, để xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 26/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu giang giai đoạn 2020-2014 cho phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương; Kịp thời tháo gỡ khó khăn các dự án du lịch (dự án chợ Du lịch, khách sạn 4 sao); Các dự án khu dân cư thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách sạn…. sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

Mời gọi các nhà đầu tư khảo sát khu du lịch Hồ Sen, phường VII, Khu du lịch sinh thái Kênh Lầu, xã Hoả Tiến và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm đến nhằm hình thành chuỗi du lịch, khai thác có hiệu quả các điểm tham quan dọc tuyến kênh xáng Xà No: Khu di tích Chiến thắng Chương thiện, di tích chiến thắng Vàm Cái Sình, khu mua sắm quà lưu niệm chợ phường VII,  khu du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc, khu căn cứ Tỉnh uỷ Cần Thơ; xây dựng cầu tàu điểm dừng chân cho du khách tham quan mua sắm, khu ẩm thực, khu chợ đêm Vị Thanh.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

OCOP Nghệ An cần những mảng màu như Tứ Phương

Muốn phát triển thương hiệu OCOP vững bền đòi hỏi lượng và chất phải song đôi, xuyên suốt hành trình đã qua, Tứ Phương luôn xem đây là yêu cầu bắt buộc.