| Hotline: 0983.970.780

Chương trình OCOP nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của Đắk Lắk

Thứ Tư 12/10/2022 , 14:30 (GMT+7)

Chương trình OCOP đã phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.

Sáng 12/9, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và cộng đồng về Chương trình OCOP năm 2022.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã tạo sự lan toả mạnh mẽ, được triển khai thực hiện một cách chủ động, bảo đảm đồng bộ, rộng khắp tại các địa phương.

Tính đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã có 72 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao (8 sản phẩm đạt 4 sao, 64 sản phẩm đạt 3 sao) được công nhận. Các sản phẩm OCOP đã khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm.

Các sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới… Qua Chương trình OCOP, phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo bứt phá đi lên, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.

Các sản phẩm OCOP của huyện Krông Búk trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Quang Yên.

Các sản phẩm OCOP của huyện Krông Búk trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Quang Yên.

Tuy nhiên, qua thời gian triển khai cho thấy, các giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể của các sản phẩm OCOP vẫn chưa thực sự được quan tâm. Đặc biệt là để nâng cao về năng lực quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm.

Ngoài ra, quy mô sản phẩm OCOP của các chủ thể còn khiêm tốn, công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội, đặc sắc để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm và thương hiệu OCOP của tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, ông Y Bier Niê Phó, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk nhấn mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Đắk Lắk có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Các sản phẩm OCOP cấp tỉnh Đắk Lắk năm 2021 được trao chứng nhận. Ảnh: Quang Yên.

Các sản phẩm OCOP cấp tỉnh Đắk Lắk năm 2021 được trao chứng nhận. Ảnh: Quang Yên.

Với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu”, hiện nay Chương trình OCOP cần đến sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc quan tâm đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất; sự tự nguyện tham gia của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyên nghiệp hóa và gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, gia tăng lợi ích cộng đồng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tạo làn gió mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp trên phạm vi địa phương và cả nước.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Đắk Lắk trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho 50 sản phẩm năm 2021.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

OCOP Nghệ An cần những mảng màu như Tứ Phương

Muốn phát triển thương hiệu OCOP vững bền đòi hỏi lượng và chất phải song đôi, xuyên suốt hành trình đã qua, Tứ Phương luôn xem đây là yêu cầu bắt buộc.