| Hotline: 0983.970.780

Những đứa trẻ mẫu giáo... già

Thứ Tư 22/05/2013 , 10:09 (GMT+7)

Đi khắp các vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ có thể bắt gặp cảnh sáng sáng chiều chiều những cụ già múa quạt, múa kiếm tập dưỡng sinh mà gần như vắng bóng các hoạt động của thanh niên.

Đi khắp các vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ có thể bắt gặp cảnh sáng sáng chiều chiều những cụ già múa quạt, múa kiếm tập dưỡng sinh mà gần như vắng bóng các hoạt động của thanh niên.

>> Vỡ làng...
>> Mối lo làng quê

Ước mơ gì không? Không!

Nếu có ở làng, sẽ thấy những thanh niên phần đa nhút nhát và tôn thờ chủ nghĩa nhàn thân. Những thanh niên tuổi đời mới ngoài đôi mươi mà suy nghĩ trễ nải, năng động còn kém cả người già. Những thanh niên không có định hướng, say mê gì ngoài các trận bóng đá tận trời Âu và những bộ phim truyền hình nhiều tập dạng ung thư, máu trắng, xe hơi, chân dài chiếu đầy rẫy vào giờ vàng trên ti vi.

Tôi ngồi cùng bộ ba lãnh đạo xã Lam Sơn (Thanh Miện, Hải Dương) gồm Bí thư Đảng ủy Nguyễn Thị Thoa, Chủ tịch UBND Trương Mậu Nhân, Chủ tịch HĐND Nguyễn Văn Cường, họ cùng đưa ra nhận định các hoạt động xã hội sôi nổi nhất ở thôn quê hiện nay là hội… người cao tuổi vì nhàn rỗi, vì vui. Các hội khác khá trầm lắng, nhất là Đoàn Thanh niên giờ chỉ còn bộ khung, hoạt động đến Ban chấp hành chi đoàn thôn, xóm còn đoàn viên gần như không có mấy.

Cả chục năm rồi Lam Sơn không tổ chức được nổi một đội bóng đá cho ra hồn. Dịp hội trại toàn ông đi cắm hộ cháu. Có thôn còn không có đủ bộ khung đoàn, ngày lễ tết Hội Phụ nữ phải đứng ra cáng đáng cả việc tổ chức múa hát cho các cháu.


Làng quê vắng bóng người trẻ

Đêm ở làng quê Lam Sơn tĩnh mịch lạ thường. Tĩnh mịch đến mức nghe thấy từng tiếng kêu của con giun, con dế, con nhái con ễnh ương nơi góc ao tù.

Khảo sát ở Lam Sơn cứ chục nhà vào khung giờ vàng 7 giờ tối thì có bảy tám nhà không xem thời sự, chỉ dấu không quan tâm đến vấn đề thời cuộc mà chỉ xem phim truyền hình dài tập.

Một đảng viên già lý giải: “Có một bộ phận cán bộ đã làm dân giảm lòng tin vì toàn nói rồi để đấy. Chính họ đã tạo ra hiệu ứng “đừng nghe những gì cán bộ nói” bởi bảo tiết kiệm chi tiêu ư khi đám cưới con cái họ linh đình cả trăm mâm, mỗi cái phong bì cả tạ, cả tấn thóc, khi đám ma người thân họ có cả trăm vòng hoa, khi dinh thự, đền thờ gia tộc họ bằng lượng thóc cả làng làm ra trong vài năm…”.

Tôi làm một cuộc phỏng vấn nhanh những thanh niên thôn Từ Xá xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện). Nguyễn Hoàng Thái 28 tuổi ở nhà đã hơn một năm nay để trông… cháu. Thái từng đi trồng rau thuê trong Lâm Đồng 5 năm đem về được vài triệu, từng đi phu hồ ở Quảng Ninh 2 năm đem về trên 10 triệu nhưng giờ chỉ ở nhà trông cháu và đi bẫy chim chào mào thỉnh thoảng bán để lấy tiền nạp thẻ điện thoại.

Tôi hỏi Thái về ước mơ, em bảo chẳng mơ ước gì cả. Hỏi về vấn đề thời sự xã hội, Thái bảo không quan tâm. Hỏi dự tính cho tương lai, Thái ấp ủ chắc cũng phải học một nghề gì đó nhưng giờ chưa nghĩ ra.

Vũ Đức Duẩn, 23 tuổi xuất ngũ trở về, thất nghiệp suốt ngày ở nhà và ngủ. Duẩn trước kia từng đi làm thêu, làm ốp đá, mỗi nghề cũng chỉ được vài tháng là chán, bạn bè rủ đi chỗ khác lại bỏ.

Tôi hỏi thất nghiệp nằm dài cả ngày không buồn à, Duẩn đáp buồn nhưng chưa biết làm gì dù cũng định hướng sẽ phải làm một việc gì đó. Hỏi ước mơ gì không, Duẩn đáp không. Rất, rất nhiều thanh niên làng khi được hỏi cũng có những câu trả lời tương tự vậy.

Xót đau "cảm đột ngột"

Sơn Vi (Lâm Thao, Phú Thọ), một xã cổ thuần nông nổi tiếng đất Việt với đồ đá thời tiền sử niên đại cả chục ngàn năm. Thế mà truyền thống văn hóa tưởng như bền chặt ấy lại đang dần vỡ ra. Thanh niên làng nhiều người giờ chẳng còn ai thiết tha với hát đối cửa đình với lại cướp phết mà phải cày game, trượt pa tin mới là sành điệu.

Ước tính toàn xã Sơn Vi có chừng 50-70 người nghiện và nghi nghiện. Thỉnh thoảng trong thôn lại vang lên tiếng loa: “Thông báo lễ tang. UBND xã Sơn Vi nhận được tin buồn từ Ban tổ chức lễ tang khu 8 và gia đình  kính báo, anh Nguyễn Văn Y, sinh năm 1989, do cảm đột ngột đã từ trần hồi…”.

"Cảm đột ngột" là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Sơn Vi để chỉ người sốc ma túy mà chết. Tính ra trong khoảng ba năm gần đây xã có chừng 15 cái chết như vậy chưa kể gần chục trai làng đang “định cư”, bóc lịch dài hạn trong nhà đá.

Nhà bà M là một bi kịch điển hình của bi kịch ở làng. Chồng chết, bà ở vậy thắt lưng buộc bụng nuôi đàn con bốn đứa. Đứa đầu tan nạn lao động chết, 3 đứa còn lại lần lượt nghiện rồi cũng chết khiến cho căn nhà cấp bốn ngày nào của bà chật ních tiếng cười giờ trống tuếch nỗi buồn hương khói…

Sở dĩ thanh niên làng thụ động và dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân hay mắc tệ nạn xã hội có nhà nghiên cứu đổ lỗi cho ý thức hệ phong kiến khiến cho cha mẹ vẫn quen sắp đặt và quyết định thay cho các đứa con của mình. Bé họ quyết định con cái học cái gì, lớn họ quyết định hay định hướng hôn nhân cho con cái phải lấy những loại người gì, nghề nghiệp ra sao. Bậc sinh thành cũng thường quyết định luôn cả những thói quen cho con cái, nơi cư trú khi mỗi đứa con là một mảnh đất, một cái nhà.


Một buổi tập dưỡng sinh

Tất cả những đứa trẻ được nuôi dậy trong vòng kìm tỏa vô cùng ngọt ngào ấy lớn lên sẽ thành mẫu giáo lớn tuổi. Đáng lẽ phải tự lập và tự tạo định hướng nghề nghiệp, tương lai cho mình chúng lại thụ động nghiêng ngả theo ý người thân, theo thời cuộc, theo bạn bè, sức đề kháng với tệ nạn xã hội rất kém.

Một số nhà nghiên cứu khác lại giải thích khác rằng thanh niên ngày nay là một thế hệ bị đánh cắp ước mơ bởi xã hội chưa xuất hiện những hình tượng hay biểu tượng đủ sức để cuốn hút chúng vào guồng xoáy phát triển lành mạnh. Tóm lại cho dù do những nguyên nhân gì ở nhiều vùng quê thanh niên đang như những kẻ bơi giữa dòng mà bị bịt cả hai mắt, không thể định hướng được đi đâu về đâu.

+ Người trẻ ngày nay thích được phục vụ, hưởng thụ. Ở nhà thì người già phải nấu cơm, ra đường thấy đống phân trâu, phân chó cũng chỉ có người già mó tay hót còn thanh niên bịt mũi mà tránh đi. Họp dân bàn về việc làng xã ngoài mấy ông bà già còn lại toàn ghế trống vì không mấy ai quan tâm.

+ Thanh niên nông thôn có hai lực lượng, khát vọng và chểnh mảng. Số chểnh mảng bị tác động bởi chính những cán bộ, đảng viên không tốt nên noi gương ăn chơi. Không chỉ thế các chương trình ti vi toàn thi thố người đẹp, kỹ năng nhố nhăng rồi phim dài tập não nề cuốn người ta quan tâm đến cái cá nhân, cái vị kỉ. Xây dựng nông thôn mới bằng những thế hệ này sao?

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm