| Hotline: 0983.970.780

Những làng quê có nguy cơ 'biến mất' ở Nhật Bản

Thứ Hai 24/12/2018 , 13:05 (GMT+7)

Nhiều ngôi làng ở vùng nông thôn Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ “biến mất” bởi thanh niên ly hương đến các khu trung tâm tìm việc ngày càng tăng. 

Tỷ lệ sinh giảm, dân số chủ yếu là người già khiến các vùng quê này thiếu hụt trầm trọng đội ngũ lao động, ngân sách eo hẹp, không đủ khả năng chi trả cho cơ sở hạ tầng hay an sinh xã hội.
 

Nhiều người già, ít trẻ em

Chỉ có vài chục học sinh trong ngôi trường, không có đủ nguồn ngân sách, dân cư chủ yếu là người già, ngôi làng Nanmoku đang đứng trước tình trạng khó khăn điển hình của vùng nông thôn Nhật Bản và có thể dẫn đến việc sớm “bốc hơi”.

Cách thủ đô Tokyo nhộn nhịp của Nhật Bản khoảng 100km, ở ngôi làng miền núi Nanmoku, hiệu trưởng trường tiểu học Keiko Kato, đưa ra một số liệu cho thấy tình hình khó khăn mà ngôi trường của bà phải đối mặt. Trong hơn 50 năm qua, số học sinh ở thị trấn Nanmoku đã giảm từ khoảng 1.200 xuống còn 24 em.

12-23-53_1
Một cửa hàng không có khách ở làng Nanmoku

Mỗi năm trôi qua, số trẻ em ở thị trấn ngày càng ít đi và dân số ngày càng già đi. Ngày nay, Nanmoku, với dân số khoảng 2.000 người, có biệt danh là thị trấn “già” nhất ở quốc gia “già” nhất thế giới, theo nhân khẩu học.

Nhiều thị trấn nông thôn ở Nhật Bản đang phải đối mặt với hoàn cảnh tương tự: dân số giảm, số lượng lớn cư dân lớn tuổi.

Ở Nanmoku, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi là 61%, nhiều hơn gấp đôi tỷ lệ trung bình của Nhật Bản (25%). Không chỉ già đi, dân số Nhật Bản đang thu hẹp lại. Trong năm 2017, dân số nước này giảm 394.373 người theo thống kêu của chính phủ. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến dân số sẽ giảm xuống dưới 100 triệu người vào năm 2053.

Quá ít trẻ em được sinh ra. Tình hình này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, và điều đó có nghĩa là ngay cả khi có việc làm, Nhật Bản cũng không có đủ lao động để làm việc.
 

Dân số giảm, ngân sách giảm, chi phí sinh hoạt tăng

Bên cạnh đó, ít trẻ em sinh ra đời hơn mỗi năm có nghĩa là lực lượng lao động giảm đi, và điều này dẫn đến việc ngân sách cơ sở không đủ để trả cho việc chăm sóc sức khỏe và chi phí hưu trí cho số lượng người già ngày càng tăng.

Từ trường học, con đường quanh co dẫn xuống tòa thị chính, nơi ông Saijo Hasegawa làm thị trưởng hơn 3 năm nay.

"Những gì đã xảy ra ở đây là những gì xảy ra trên khắp Nhật Bản, chỉ khác là chúng xảy ra nhanh hơn”, ông nói.

Ông Hasegawa cho biết, Nanmoku là một thị trấn nông nghiệp, nhưng những cải tiến công nghệ cho thiết bị trong nhiều năm qua không áp dụng được cho vùng đồi núi. Vì vậy, nhiều người đã rời đi và không trở về.

Ông Hasegawa cũng cho biết, sự sụt giảm dân số đã khiến chi phí sinh hoạt ở Nanmoku tăng lên. Thị trấn cũng gặp phải những vấn đề về cơ sở hạ tầng vì không có đủ nguồn ngân sách.

12-23-53_2
Các làng quê Nhật Bản đang lâm vào tình cảnh ngày càng vắng bóng người

Đi một vòng quanh thị trấn, những tác động có thể được nhìn thấy rõ ràng qua việc hàng loạt nhà xưởng của các doanh nghiệp đã đóng cửa trong khi những ngôi nhà bị bỏ không. Những con đường vừa được lát lại đã lộ ra những vết nứt.

Khoảng 20 hoặc 30 năm trước, thị trấn này đã có một số chính sách để đảo ngược quá trình di cư, ông Hasegawa cho hay.

“Ví dụ, một người sẽ được nhận 3.000 USD nếu họ chuyển đến đây và sinh con. Người kết hôn cũng sẽ có quà”, vị thị trưởng nói.

Thị trấn nhỏ bé Nanmoku không đơn độc trong việc cố gắng thu hút những cư dân trẻ tuổi. Các thị trấn nông thôn trên khắp Nhật Bản trong nhiều năm đã đưa ra nhiều chiêu quảng cáo khác nhau nhằm thúc đẩy tăng trưởng dân số.

Thậm chí còn có thị trấn đưa ra một đề nghị cung cấp cho mỗi người dân mới đến một con bò hoặc số tiền mặt có giá trị tương đương.

Nhưng tất cả đều không đem lại kết quả. Jeff Kingston, giám đốc nghiên cứu châu Á, Đại học Temple ở Tokyo, cho biết các biện pháp này chỉ có tác dụng ngăn chặn, không phải là một giải pháp lâu dài.

Nanmoku từng áp dụng chương trình Đóng thuế cho quê hương, một nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm đưa thuế của người giàu đến các vùng nông thôn nghèo. Chương trình này cho phép mọi người góp một phần thu nhập và thuế cư trú cho khu vực nông thôn. Đổi lại, họ được miễn trả một phần thuế và họ nhận được những món quà đặc sản từ địa phương, như rượu sake, cua hoặc thịt bò wagyu.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm