| Hotline: 0983.970.780

Những nẻo đường Tây Bắc

Thứ Năm 03/12/2020 , 10:08 (GMT+7)

Cả cuộc đời tôi gắn bó với Tây Bắc, nhất là khi về làm phóng viên báo Nông nghiệp Việt Nam đã giúp tôi in dấu chân khắp các nẻo đường Tây Bắc…

Sông Đà, dòng sông huyền thoại về mùa khô

Sông Đà, dòng sông huyền thoại về mùa khô

Nơi sông Đà vặn mình rung núi

Sau khi đọc xong tập bút ký Sông Đà của Nguyễn Tuân người tôi nổi hết gai ốc, sông Đà huyền bí và dữ dằn, sông Đà thơ mộng như tóc người thiếu nữ buông thả giữa núi rừng Tây Bắc xanh đến ngẩn ngơ...

Niềm khát khao được đặt chân tới sông Đà, để đằm mình xuống dòng nước lạnh như kem trong suốt nhìn thấu tận đáy thấy cả những con bống hoa lượn lờ quanh các hòn sỏi đủ sắc màu. Sau khi đọc bài thơ Gửi Lai Châu của Trần Mạnh Hảo càng thôi thúc tôi đến với sông Đà. “Nơi sông Đà vặn mình rung núi/ Lối Ma Ly Pho là sợi chỉ xuyên qua xống váy Mèo/ Nơi ngủ dậy núi đã đầy trong mắt/ Trong chiêm bao còn vọng tiếng nai chiều".

 Cầu Hang Tôm trước khi chìm xuồng lòng hồ thủy điện Sơn La.

 Cầu Hang Tôm trước khi chìm xuồng lòng hồ thủy điện Sơn La.

Giữa tháng 4/2009 nhân kỷ niệm 55 ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, tòa soạn cử tôi lên Điện Biên viết một bài phóng sự về sự đổi thay của mảnh đất chiến trường xưa. Bắt đầu vào mùa hạ mà trời đã nóng như thiêu, tôi phải hai ngày ròng rã đi xe máy ngược đèo Ô Quy Hồ, Giang Ma, Pa Tần men theo dòng Nậm Na lên Điện Biên Phủ.

Khi đó Lai Châu cũ đã được tách ra thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, thành phố Lai Châu di chuyển từ Điện Biên về Tam Đường, nằm trên độ cao gần 1.000m. Một đêm ngủ ở thành phố Lai Châu, buổi sáng trở dậy trời đặc quánh mây mù, tôi phải mặc bộ quần áo mưa cho đỡ lạnh và chống ướt.

Sở dĩ tỉnh Lai Châu phải hai lần “dời đô” là bởi trận lũ quét lịch sử ngày 27/6/1990 đổ xuống thị xã Lai Châu, đã xóa toàn bộ nhà cửa, cơ quan, xí nghiệp nằm bên bờ thấp của suối Nậm Lay.

Trận lũ quét chưa từng thấy, gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử các trận lũ quét ở Tây Bắc. Trận lũ đã cuốn trôi 300 người, 104 người chết, 200 người bị thương, hư hỏng 14.300m2 nhà, 300ha ruộng lúa bị bồi lấp. Tháng 8/1996 thị xã Lai Châu lại hứng một trận lũ quét nữa, khiến 89 người chết và mất tích, buộc Lai Châu phải “dời đô” về Điện Biên.

Xây dựng cầu Hang Tôm, nối Lai Châu với Điện Biên qua dòng sông Đà.

Xây dựng cầu Hang Tôm, nối Lai Châu với Điện Biên qua dòng sông Đà.

Thị xã Lai Châu chỉ cách sông Đà chừng hai cây số, dòng Nậm Lay đã cuốn trôi thị xã đổ thẳng ra sông Đà, vào mùa lũ dòng sông như con trăn đất bị thương đang quằn quại khiến núi rừng nghiêng ngả. Một thị xã sau hai trận lũ quét và khi các cơ quan tỉnh chuyển đi thì càng trở nên tiêu điều, phần lớn thị xã sẽ chìm xuống lòng hồ thủy điện Sơn La trong nay mai, người dân đang hối hả dỡ nhà cửa chuyển đi.

Nhà văn hóa thị xã là một công trình kiến trúc đẹp nhất Lai Châu lúc bấy giờ, xây dựng bên bờ suối Nậm Lay, hình dáng và hoa văn như chiếc khăn piêu của người con gái Thái, sau hai trận lũ chỉ còn lại mặt tiền và những cây cột cao lênh khênh đứng chơ vơ bên dòng Nậm Lay lổng khổng sỏi đá.

Đó là dấu tích của thị xã miền Tây một thời huy hoàng, nó giống như bông hoa ban rực rỡ do con người xây dựng lên đã bị thiên nhiên vò nát.

Nhà văn hóa thị xã Lai Châu sau hai trận lũ quét.

Nhà văn hóa thị xã Lai Châu sau hai trận lũ quét.

Đối diện với thị xã Lai Châu là dinh thự của “vua Thái” Đèo Văn Long nằm ngay cạnh ngã ba sông nơi dòng sông Đà và dòng Nậm Lay gặp nhau, vào mùa lũ rộng mênh mông như biển cả.

Dinh thự của Đèo Văn Long đã bị thời gian tàn phá nặng nề, nhưng dấu tích còn lại thể hiện đây không chỉ là nơi ở của ông “vua” xứ Thái mà còn là pháo đài bất khả xâm phạm với những bức tường dày cả mét, lại được ba mặt núi cao và dòng sông Đà hung dữ che chở. Người dân sống quanh dinh thự Đèo Văn Long kể rất nhiều chuyện về ông “vua” xứ Thái. Chuyến đi đó tôi đã viết thiên phóng sự Nơi thượng nguồn sông Đà.

Dinh thự 'vua Thái' Đèo Văn Long trở thành phế tích.

Dinh thự “vua Thái” Đèo Văn Long trở thành phế tích.

Điện Biên - nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ người Pháp

Chuyến lên Điện Biên Phủ tôi đã gặp khá nhiều người Việt Nam và người Âu cũng lên Điện Biên, họ đi tới các địa danh: Đồi A1, cầu Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam… Tình cờ tôi gặp một thanh niên người Pháp, anh còn rất trẻ khoảng hai ba, hai tư tuổi bên nóc hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Qua người phiên dịch, tôi biết anh thanh niên người Pháp kia có tên là Ray-an, cháu nội một cựu chiến binh quân đội viễn chinh Pháp đã bị bắt tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Anh cho hay, ông nội của anh hiện còn sống nhưng đã già lắm rồi không còn đủ sức để sang Việt Nam thăm lại chiến trường xưa cũng như cuộc sống của người Việt Nam sau 55 năm ra sao. Còn bố anh thì cũng đang bị ốm, nên anh thay ông đến nơi ông đã từng tham chiến, nơi ông bị bắt làm tù binh để quay phim, chụp ảnh thật đầy đủ rồi về kể lại cho ông nghe.

Tác giả cùng cháu cựu binh Pháp trên nóc hầm chỉ huy Điện Biên Phủ.

Tác giả cùng cháu cựu binh Pháp trên nóc hầm chỉ huy Điện Biên Phủ.

Gần một tháng qua anh đã đi khắp các chiến trường Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn bây giờ thì lên Điện Biên Phủ. Tới đâu anh cũng ghi chép và quay phim rất tỷ mỉ để mang về mở cho ông xem.

Anh lắc đầu bảo: Tôi không thể tin nổi cách nay 55 năm người Việt Nam đã đánh bại được người Pháp với đầy đủ vũ khí giữa bốn bề núi rừng cách xa hậu phương hàng trăm cây số…

Từ câu chuyện của chàng thanh niên người Pháp tôi cảm thấy Điện Biên Phủ là nỗi khiếp đảm đã ám ảnh những chiến binh Pháp truyền qua nhiều thế hệ cho đến nay sau hơn nửa thế kỷ vẫn chưa nguôi.

Người dân Lai Châu.

Người dân Lai Châu.

Báo Nông nghiệp Việt Nam được đặt lên bàn thờ người oan sai

Ông Đào Thanh Quỳ, Phó hiệu trưởng trường cấp I+II Văn Phú, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã tố cáo bà hiệu trưởng sửa điểm cho một học sinh là con của vị quan chức xã có quan hệ họ hàng với bà để em này đủ điều kiện thi và tốt nghiệp Trung học cơ sở, rồi đi học sư phạm thành giáo viên dạy trên huyện vùng cao Trạm Tấu.

Đơn của ông không được xem xét thấu đáo còn bị quy vào tội gây mất đoàn kết nội bộ làm ảnh hưởng tới uy tín của đảng bộ và nhà trường, cuối cùng ông bị khai trừ ra khỏi đảng, cách chức phó hiệu trưởng buộc phải chuyển sang trường khác làm giáo viên thường.

Tác giả thắp hương cho các liệt sĩ hy sinh Điện Biên Phủ

Tác giả thắp hương cho các liệt sĩ hy sinh Điện Biên Phủ

Quá uất ức, ông đã đi gõ cửa nhiều cơ quan nhưng không ai giải quyết, chợt ông nhớ tới tôi vốn trước đây cùng dạy học ở huyện Than Uyên, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Lai Châu) cầu cứu, mong báo Nông nghiệp Việt Nam nói nên nỗi oan sai của mình. Với hồ sơ mà ông Đào Thanh Quỳ cung cấp kết hợp với những điều tra của riêng mình, tôi viết bài Một thầy giáo bị trù dập do đấu tranh chống tiêu cực, đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam.

Ông Quỳ gửi đơn kèm bài báo đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương, khoảng 5 - 6 tháng sau UBKT TW cho cán bộ lên Yên Bái kiểm tra. Cuối cùng ông được minh oan và phục hồi đảng tịch.

Khi nhận được quyết định phục hồi, ông làm một mâm cơm cúng gia tiên rồi đặt tờ báo Nông nghiệp Việt Nam có bài viết của tôi lên bàn thờ khấn vái tổ tiên nhờ báo đã minh oan cho ông. Khi gặp tôi, ông nói như khóc: Cảm ơn báo Nông nghiệp Việt Nam nhiều lắm, nếu không có bài viết đó thì tôi mắc tội vu oan, phải ngậm đắng nuốt cay cho đến khi nhắm mắt xuôi tay mà không biết nói với ai…

Trong bài viết ngắn này tôi không thể nào kể hết những nơi tôi đặt chân tới cùng những con người mà tôi đã gặp trên khắp nẻo đường Tây Bắc trong gần một phần tư thế kỷ làm báo Nông nghiệp Việt Nam.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.