| Hotline: 0983.970.780

Những thiên sứ trên xa lộ

Thứ Sáu 03/12/2010 , 10:00 (GMT+7)

Đã có hàng trăm người thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ vào hoạt động đầy nghĩa hiệp của đội xe ôm cứu thương tình nguyện huyện Dĩ An (Bình Dương)...

Nhận được tin báo có tai nạn giao thông xảy ra, những thành viên đội xe máy cứu thương tình nguyện (XMCTTN) huyện Dĩ An (Bình Dương) nhanh chóng có mặt tại hiện trường để sơ cứu và đưa người bị nạn đến bệnh viện. Đã có hàng trăm người thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ vào hoạt động đầy nghĩa hiệp của đội xe ôm này…

Hàng ngày, tại các cung đường chính giao cắt giữa Bình Dương - TPHCM - Đồng Nai như: Ngã tư 550, cầu vượt Sóng Thần, ngã tư Tân Vạn… là những nơi thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông, người dân ở đây luôn thấy có sự hiện diện của đội XMCTTN huyện Dĩ An (Bình Dương). Dù không được học qua một trường lớp y học nào, nhưng những thành viên của đội đều trở thành “bác sĩ chuyên nghiệp” khi tai nạn xảy ra. Mọi người vẫn thường gọi họ với cái tên thân mật: “Những thiên sứ trên xa lộ”.

2h chiều, tại phòng trực Hội Chữ thập đỏ huyện Dĩ An, tiếng chuông điện thoại liên tục reo thông báo có hai vụ tai nạn xảy ra ở cầu vượt Sóng Thần và ngã ba Cây Lơn. Anh Tuấn gọi gấp vào số di động hai thành viên đang ở gần khu vực trên, rồi dắt xe cùng chúng tôi đến hiện trường. Trời mưa như trút nước, chiếc xe máy cà tàng bì bõm lội qua những đoạn đường úng ngập. Lúc chúng tôi đến, nạn nhân đã được anh Lê Văn Ánh (một thành viên của đội) sơ cứu, băng bó và cố định hai chân bằng nẹp tạm thời.

Anh Ánh nói giọng gấp gáp: “Cần chuyển chị này lên bệnh viện ngay vì có dấu hiệu chảy máu ở phần đầu. Hai chân bị gãy, phần lưng và hai tay chảy nhiều máu”. Nạn nhân được anh Ánh chở thẳng đến Trung tâm Y tế huyện Dĩ An. Trở về từ bệnh viện thì trời cũng đã nhá nhem tối, trên chiếc áo công nhân sẫm màu của anh còn dính lại những vết máu của nạn nhân. Phủi chiếc áo bụi bẩn, anh Ánh cười vui vẻ: “Chị ấy chỉ bị tổn thương phần mềm, điều trị vài ngày là đỡ thôi”. Nói rồi anh dắt vội chiếc xe chạy đi đón con ở trường cho kịp giờ.

Đội trưởng đội XMCTTN, Từ Anh Tuấn cho biết, đội có hơn 148 thành viên thuộc 7 tổ ở các xã, thị trấn với 62 chốt sơ cứu trên các trục đường và một ban chỉ huy thường xuyên túc trực đường dây nóng để điều phối các thành viên đến địa điểm xảy ra tai nạn. Nhiệm vụ chính của đội là xác định vị trí các vụ tai nạn giao thông và tiến hành các biện pháp sơ cứu tạm thời trước khi chuyển nạn nhân đến bệnh viện. “Ngay khi tai nạn xảy ra, thành viên trong đội nhanh chóng đưa người bị nạn vào nơi an toàn, sử dụng các dụng cụ y tế để cầm máu và trấn an tinh thần nạn nhân” – đó là bài học đầu tiên mà các thành viên trong đội đã thuộc nằm lòng.

Ngoài ra, hàng tháng các thành viên trong đội tập trung thảo luận công việc tình nguyện và tham gia các bài giảng về sơ cứu người bị nạn. Qua những cuộc trò chuyện trao đổi, người đi trước truyền lại kinh nghiệm cho người sau về các tình huống giao thông, bảo vệ hiện trường nên “tay nghề” của anh em ngày càng vững vàng hơn.

Anh Tuấn cũng cho biết, dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng với tấm lòng nhân ái, thương người như thể thương thân, các thành viên trong đội XMCTTN luôn sẵn sàng lên đường cứu người, không quản ngại đường sá xa xôi. “Nhiều hôm đang ăn cơm, nghe điện thoại gọi báo có tai nạn xảy ra, tụi tui phải bỏ dở chén cơm để chạy đến hiện trường sơ cứu người bị nạn. Vợ con cũng hiểu nên động viên, tạo điều kiện cho mình đi. Mỗi lần cứu được người là cả nhà vui lắm”, một thành viên trong đội tâm sự.

Thành lập từ năm 2003 với số lượng 12 người ban đầu, đến năm 2010 đội XMCTTN đã có 148 thành viên. Tính riêng 6 tháng đầu năm nay, đội đã tiến hành sơ cứu cho 99 lượt người bị nạn, chuyển lên Trung tâm Y tế huyện Dĩ An 42 trường hợp nguy kịch. Hàng năm, các thành viên trong đội XMCTTN còn tham gia các chiến dịch tình nguyện như: hiến máu nhân đạo, quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam… Họ luôn coi đó là nghĩa vụ với đời.

Đáng quý hơn, dù hoạt động của đội chủ yếu dựa vào nguồn quỹ nhân đạo, mọi trang thiết bị hỗ trợ cho anh em đều thiếu thốn, nên nhiều loại thuốc men, dụng cụ cứu thương các thành viên trong đội phải chung tay đóng góp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều trường hợp nạn nhân gặp nạn không có tiền đóng viện phí, đội phải bỏ tiền túi ra đóng thay và làm mọi thủ tục để nạn nhân nhập viện.

“Có hôm chạy được cuốc xe ôm mấy chục nghìn, thấy người bị nạn gặp khó khăn, các anh cũng chung tiền giúp đỡ. Mấy ngày trước tui đến cấp cứu cho một nạn nhân bị xe tải quẹt ở ngã tư 550, lúc chuyển vào bệnh viện thì bác sĩ cứ nhất quyết giữ lại vì nghĩ tui là người gây ra tai nạn. Phải giải thích một hồi người ta mới hiểu”, ông Nguyễn Anh Dinh, thành viên trong đội kể lại.

Cảm động trước nghĩa cử cao đẹp của các anh, nhiều thân nhân người bị nạn đã tìm đến cảm ơn, hậu tạ, nhưng các anh nhất quyết không nhận. “Tụi tui làm vì cái tâm, cái nghĩa, không nhận quà cáp của bất kỳ ai. Anh em lấy đó làm tôn chỉ sống cho mình”, anh Nguyễn Văn Thành, tổ trưởng tổ XMCTTN xã Đông Tân Hiệp, khẳng khái.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm