| Hotline: 0983.970.780

Những xã kinh tế rừng điển hình ở xứ Tuyên

Thứ Tư 16/11/2022 , 18:41 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Ở xứ Tuyên tìm những xã có cả nghìn ha rừng sản xuất không hiếm, bởi sau 30 năm gắn bó với rừng, nhiều người dân đã giàu lên trồng thấy nhờ rừng.

Nhiều địa phương ở Tuyên Quang thu về hàng trăm tỷ đồng từ rừng mỗi năm. Ảnh: Đào Thanh.

Nhiều địa phương ở Tuyên Quang thu về hàng trăm tỷ đồng từ rừng mỗi năm. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, hiện toàn tỉnh có hơn 100.000 hộ dân có nguồn thu và làm giàu từ rừng. Nhiều xã, nhất là tại các xã Tiến Bộ, Tân Tiến, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn), Đông Thọ, Minh Thanh, Đại Phú (huyện Sơn Dương)… kinh tế lâm nghiệp trở thành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương là địa phương điển hình về phát triển kinh tế lâm nghiệp. Hiện nay, toàn xã Đông Thọ có hơn 2.900ha rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng do các hộ gia đình quản lý là hơn 1.800 ha còn lại là diện tích do các doanh nghiệp, tổ chức quản lý.

Đông Thọ cũng là một trong những địa phương có diện tích rừng sản xuất lớn nhất tỉnh Tuyên Quang. Từ rừng, trung bình mỗi năm xã bán ra thị trường khoảng 50 tỷ đồng, chiếm gần 90% doanh thu hằng năm của địa phương.

Ông Âu Văn Tá, Chủ tịch UBND xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cho biết, trước đây khi người dân địa phương chưa nhận thức được hiệu quả kinh tế rừng mang lại, việc vận động người dân nhận đất và trồng rừng gặp khó khăn. Có khi chính quyền địa phương đi cả tháng trời vận động không được 1 hộ giao nhận đất, hoặc nếu họ nhận đất lâm nghiệp cũng chỉ để trồng sắn, ngô.

Tuy nhiên, sau khi chu kỳ rừng cho thu hoạch, nhiều nhà thu về cả trăm triệu đồng, người dân đã chú ý đến rừng. Hiện nay, trên các khoảng đồi ở Đông Thọ đã không còn mảnh rừng chống.

Nhiều hộ như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Quang, thôn Đông Thịnh có gần 20ha rừng, hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc Sáng, Trần Văn Lợi, thôn Làng Mông khoảng 10ha rừng, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Việt, thôn Đông Ninh có 14ha rừng…  Rừng trở thành ngành kinh tế chủ lực ở xã Đông Thọ.

Gia đình ông Trần Văn Lợi, có diện tích rừng trồng nhiều nhất thôn Làng Mông, xã Đông Thọ, với hơn 8ha. Ông Lợi chia sẻ, năm 1994 ông bắt đầu khai hoang đất trồng 8ha bạch đàn và keo lai. Năm 2016, sau bao khó khăn vất vả, vợ chồng ông Lợi đã thu về thành quả đầu tiên từ 8ha keo và bạch đàn. Bằng cách trồng và thu hoạch theo chu kỳ cây sinh trưởng, mỗi năm gia đình ông Lợi đều đặn khai thác từ 2 - 3ha.

Từ năm 2016 đến nay, gia đình ông Lợi thu về gần 1 tỷ đồng từ rừng. Ngoài trồng rừng, anh Lợi còn làm thêm nghề khai thác gỗ, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Từ khai thác gỗ anh có thêm nguồn thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. Từ một hộ nghèo, nhờ có rừng, anh đã xây được căn nhà xây khang trang, mua được xe ô tô.

Xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, là một trong những điểm sáng nổi bật về phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Tuyên quang. Toàn xã có 10 thôn với tổng số 1.439 hộ/5.847 nhân khẩu, trong năm 2021 tổng thu nhập bình quân đầu người là 45 triệu đồng/người/năm, trên 60% người dân thu nhập chính từ cây lâm nghiệp.

Kinh tế rừng đang ngày càng được khẳng định vai trò ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Kinh tế rừng đang ngày càng được khẳng định vai trò ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Trong những năm qua, xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong đó tập trung đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, chú trọng đầu tư trồng và chuyển đổi rừng gỗ lớn.

Cây lâm nghiệp của xã, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng rừng mà còn góp phần tái tạo đất, làm giàu mùn; giảm xói mòn, rửa trôi đất… bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ông Vũ Quang Đảm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiến Bộ, huyện yên Sơn những năm qua kinh tế rừng đã mang lại cho người dân địa phương cuộc sống khấm khá. Nhiều hộ gia đình như ông Nịnh Văn Lìn (thôn Gia), ông Vũ Văn Phượng (thôn Cả) hay ông Hoàng Văn Hữu, thôn Thống Nhất… thu nhập cả tỷ đồng từ rừng.

Định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp, giai đoạn tiếp theo xã sẽ tiếp tục duy trì và ổn định diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC, mở rộng diện tích rừng gỗ lớn. Bởi trồng rừng gỗ nhỏ chu kỳ từ 6 đến 7 năm tuổi cho năng suất trung bình 70 - 80m3, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 6 triệu đồng/ha/năm.

Nhưng khi chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn với chu kỳ trên 10 năm sẽ cho năng suất rừng trên 150m3, với giá bán cao hơn, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt trên 12 triệu đồng/ha/năm, như vậy về năng suất tăng gần 2 lần, lợi nhuận tăng hơn 2 lần.

Hiện nay, độ che phủ rừng của tỉnh Tuyên Quang đã chiếm hơn 65% và là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước. Rừng ở Tuyên Quang không chỉ cho người dân nguồn thu nhập ổn định, làm giàu mà còn góp phần quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, chống sạt lở đất, lũ lụt, cân bằng hệ sinh thái.

Xem thêm
Lợi ích của trồng rừng đạt chứng chỉ FSC

Chứng chỉ rừng FSC giúp tăng giá trị của sản phẩm và mặt hàng từ 20 - 30% so với những sản phẩm cùng loại, góp phần khai mở kiến thức người trồng rừng...

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm