| Hotline: 0983.970.780

Niềm vui từ giống lúa Japonica trên đất Bắc Kạn

Chủ Nhật 02/08/2020 , 06:50 (GMT+7)

Sau hơn 2 năm thử nghiệm, nhân rộng tại Bắc Kạn, giống lúa Japonica đã mang lại năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon, giá cả cao hơn 1,5 lần loại gạo khác.

Trước đây, người dân tỉnh Bắc Kạn canh tác lúa quy mô nhỏ lẻ, manh mún và khó phát triển thành hàng hóa. Để khắc phục tình trạng này, trong những năm qua, Bắc Kạn đã đưa một số giống cây trồng mới có năng suất cao, trồng tập trung với diện tích lớn.

Xác định cần có giống lúa mới, chất lượng cao phục vụ phát triển sản xuất mang tính hàng hóa và có thu nhập cao, từ năm 2018, tỉnh Bắc Kạn bắt đầu thử nghiệm sản xuất các giống lúa Japonica của Nhật Bản.

Thu hoạch lúa Japonica tại Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thu hoạch lúa Japonica tại Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Theo đánh giá, giống lúa Japonica trồng ở huyện Chợ Đồn có nhiều ưu điểm vượt trội về tính thích ứng và khả năng chống chịu sâu bệnh. Bông lúa to, hạt sáng, năng suất ước đạt từ 60 - 65 tạ/ha.

Còn ở Ngân Sơn, hai giống lúa Japonica đều sinh trưởng, phát triển tốt. Sau khi cấy hồi xanh và sinh trưởng tốt, tỷ lệ bọ rầy gây hại thấp hơn so giống khác. Năng suất giống J02 đạt hơn 56 tạ/ha, còn giống QJ4 là hơn 60 tạ/ha.

Tại Bạch Thông, vụ xuân 2020, huyện gieo cấy được gần 100 ha giống lúa J02 tại các xã: Tân Tú, Vi Hương, Quân Hà, Lục Bình và Cẩm Giàng. Kết quả, năng suất giống lúa J02 bình quân đạt hơn 60 tạ/ha.

Niềm vui của người dân trồng lúa Japonica. Ảnh: Toán Nguyễn.

Niềm vui của người dân trồng lúa Japonica. Ảnh: Toán Nguyễn.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn, toàn tỉnh đã tăng diện tích trồng hai giống lúa Japonica lên hơn 550 ha trong vụ xuân 2020. Giá bán thóc khô sau sấy hiện hơn 10.000đ/kg, giá bán gạo tại các thành phố hơn 25.000đ/kg. Kết quả được đánh giá là thành công ngoài mong đợi, đem lại hiệu quả cao và tăng thu nhập cho người dân.

Do chất lượng gạo thơm ngon, nên đến vụ người dân thu hoạch đến đâu, doanh nghiệp thu mua hết đến đó. Theo tính toán của giới chuyên môn, lợi nhuận thu về cao hơn 12 triệu đồng/ha so với các giống lúa khác.

Để trực tiếp kiểm chứng những kết quả vượt trội của việc giống lúa Japonica, phóng viên tìm đến nhà các hộ dân. Gia đình ông Hoàng Văn Vượng ở xã Tân Tú, huyện Bạch Thông, gieo cấy hơn 4.000m2 giống lúa Japonica. Khác với mọi năm, thóc phải phơi khô quạt sạch, thì năm nay mới thu hoạch về đã có doanh nghiệp đến tận nhà thu mua thóc tươi.

Ông Vượng phấn khởi nói: Năm nay làm năm đầu tiên, nhưng với năng suất cao như thế, đã không phải vất vả phơi khô mà giá bán thì gần gấp đôi nên năm sau bà con chúng tôi sẽ làm nhiều hơn.

Giá thóc Japonica tươi được doanh nghiệp thu mua khoảng 5.300đ/kg, thóc đã phơi khô khoảng 10.000đ/kg. Ảnh: Toán Nguyễn.

Giá thóc Japonica tươi được doanh nghiệp thu mua khoảng 5.300đ/kg, thóc đã phơi khô khoảng 10.000đ/kg. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thực tế cho thấy, chương trình giới thiệu sản phẩm gạo Japonica từ ngày 10-12/7 vừa qua tại Hà Nội, đã được người tiêu dùng thủ đô đón nhận và được đánh giá là thành công. Không chỉ người dân mua về dùng thử, nhiều doanh nghiệp phân phối cũng đã đặt hàng, hay các hệ thống siêu thị như BigC, Vinmark đã tiếp nhận sản phẩm này để cung ứng ra thị trường.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn nhấn mạnh, sản phẩm nông nghiệp Bắc Kạn không chạy đua về số lượng, mà sẽ tập trung vào chất lượng. Không chỉ giới thiệu sản phẩm này tại Hà Nội, mà sẽ gửi sản phẩm này sang châu Âu để thử. Với hy vọng gạo Japonica sẽ là sản phẩm nông sản xuất khẩu tiếp theo của Bắc Kạn.

Không chỉ có giá cao, mà năng suất của lúa Japonica cũng cao hơn nhiều giống lúa khác. Ảnh: Toán Nguyễn.

Không chỉ có giá cao, mà năng suất của lúa Japonica cũng cao hơn nhiều giống lúa khác. Ảnh: Toán Nguyễn.

Cùng với những giống lúa đặc sản bản địa là gạo nếp Khẩu nua lếch Ngân Sơn, gạo Bao thai Chợ Đồn thì gạo Japonica hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.

Tỉnh Bắc Kạn phấn đấu, mỗi vụ sẽ canh tác từ 3 nghìn đến 4 nghìn ha lúa chất lượng cao, sản phẩm làm ra sẽ tiêu thụ tại các siêu thị lớn và hướng đến xuất khẩu trong thời gian tới.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất