| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi gia cầm sạch, hướng đi mới ở Chợ Mới

Thứ Bảy 16/05/2020 , 08:47 (GMT+7)

Là huyện miền núi, nhưng từ trước tới nay, lĩnh vực chăn nuôi nói chung và nuôi gà nói riêng không phải là một thế mạnh của huyện Chợ Mới (Bắc Kạn).

Trang trại gà của HTX Mai Hoa với quy mô 1 vạn con, là mô hình chăn nuôi lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trang trại gà của HTX Mai Hoa với quy mô 1 vạn con, là mô hình chăn nuôi lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nguyên nhân vì nhiều lý do như người dân chủ yếu trồng rừng; thiếu vốn và thiếu kỹ thuật trong việc chăn nuôi; chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp và không thành phong trào khiến cho đầu ra hạn chế.

Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, do nhu cầu thị trường tăng cao đã tạo cơ hội cho nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi gà, bước đầu đem lại hiệu quả.

Trang trại nuôi gà của HTX Mai Hoa ở thôn Làng Chẽ, xã Quảng Chu là một điển hình. Mỗi năm nuôi 3 lứa gà, trung bình mỗi lứa khoảng 10.000 con và là trang trại gà lớn nhất tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

Chị Ma Thị Hoa, Giám đốc HTX Mai Hoa cho biết: Tính đều cho mỗi lứa, trang trại cũng xuất bán được hơn 22 tấn gà với giá trung bình khoảng 50.000đ/kg. Hiện do tiện đường giao thông (trang trại chỉ cách QL3 mới khoảng hơn 1km) nên xuất bán rất thuận lợi, tư thương đánh xe tải lấy cả trại rồi vận chuyển đi Thái Nguyên, Hà Nội và nhiều nhất là lên biên giới Cao Bằng.

Trong thời gian qua, huyện Chợ Mới cũng xuất hiện thêm nhiều trại gà có quy mô tương đối lớn, được đầu tư bài bản, hoặc chuyển từ lĩnh vực chăn nuôi khác đầu từ sang nuôi gà thịt.

Trang trại của anh Dương Văn Đinh ở thôn Nà Roòng, xã Như Cố là một ví dụ. Anh Đinh là một thanh niên năng động ở địa phương, đã thành công trong việc nuôi chim bồ câu Pháp. Nhưng 2 năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu thị trường về thịt gà tăng cao, anh Đinh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trang trại, lựa chọn con gà lai ri để chăn nuôi. Trang trại mỗi lứa nuôi trên 2.000 con, khi trưởng thành đạt gần 3kg/con và không đủ cung cấp cho thị trường.

Mô hình nuôi gà của hộ gia đình chị Ma Thị Út ở Bản Đén, xã Quảng Chu cũng được đánh giá cao về tính hiệu quả. Mỗi lứa gà chỉ nuôi khoảng 1.000 con, nhưng nuôi theo hình thức thả đồi. Gà lúc nhỏ thì ăn cám công nghiệp, lớn ăn hạt ngô. Do chất lượng thịt ngon, nên khi xuất bán thì được giá cao gần như gà ta, đạt trên 80.000đ/kg (trừ thời gian vừa qua do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu thị trường giảm chỉ còn 60.000đ/kg).

Chị Út chia sẻ, bản thân chị bị bệnh máu huyết tán bẩm sinh, một loại bệnh hiểm nghèo nên tháng nào cũng phải đi truyền máu 1 lần, nếu không có thu nhập từ gà thì cuộc sống không biết phải trang trải như thế nào. Một năm nuôi được 3 lứa gà, trung bình mỗi lứa có lãi hơn 20 triệu đồng.

Nuôi gà sạch đã giúp chị Ma Thị Út (bị bệnh hiểm nghèo phải truyền máu hàng tháng) ổn định được đời sống. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nuôi gà sạch đã giúp chị Ma Thị Út (bị bệnh hiểm nghèo phải truyền máu hàng tháng) ổn định được đời sống. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Lưu Văn Duyên, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Chu cho biết: Từ khi xã có đường QL3 mới chạy qua (năm 2016), thuận lợi về giao thông và thông thương hàng hóa nên đã có nhiều hộ gia đình đầu tư chăn nuôi chuyên nghiệp. Trong đó có hàng chục hộ chăn nuôi gà quy mô lớn và đang xuất hiện ngày càng nhiều theo từng năm.

Có thể thấy việc chăn nuôi gà theo hướng trang trại và chuyên nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển mô hình này. Nhất là nhu cầu thị trường ở Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh và khu vực biên giới Cao Bằng tăng cao.

Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn ở huyện Chợ Mới do người dân tự đầu tư. Ảnh: Toán Nguyễn.

Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn ở huyện Chợ Mới do người dân tự đầu tư. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trao đổi với Báo NNVN, ông Bùi Nguyễn Quỳnh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới thông tin, trên địa bàn huyện mấy năm gần đây đã xuất hiệu nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn, bài bản. Một doanh nghiệp của Indonesia đến đầu tư và chuẩn bị triển khai. Hình thức là người dân phải có quỹ đất, thuận tiện về nguồn điện và nguồn nước, doanh nghiệp sẽ đầu tư cơ sở vật chất, giống, kỹ thuật và bao tiêu đầu ra.

Xem thêm
Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất