| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lòng sau 60 năm

Thứ Tư 14/07/2010 , 12:14 (GMT+7)

Đại đội 915 TNXP đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng nhưng vẫn còn những con người đầy công trạng chưa được hưởng trọn vẹn niềm vui.

Bà Hội (thứ 2 từ bên phải) chụp với các chiến sĩ Đại đội 915

Đại đội 915 TNXP đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng nhưng vẫn còn những con người đầy công trạng chưa được hưởng trọn vẹn niềm vui. 

Đêm Giáng sinh định mệnh 

Đại đội 915 thuộc đội 91 TNXP Bắc Thái được thành lập tháng 6/1972 với đại đa số đội viên là thanh niên các dân tộc thiểu số, tuổi đời mới chỉ 17 - 18. Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi thành lập, Ðại đội đã nhận nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở các trọng điểm giao thông thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom bắn phá như tuyến đường 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên, đường 16A trên tuyến Lạng Sơn - Bắc Giang; cầu Ða Phúc, cầu Gia Bảy, cầu Trà Vường, ngầm Sơn Cẩm, phà Bến Oánh...

Cuối năm 1972, Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, cảng Hải Phòng bị địch phong tỏa, các kho trung chuyển hàng hóa trên tuyến giao thông từ Lạng Sơn về Hà Nội bị đánh phá hết sức ác liệt. Tuyến giao thông Lạng Sơn - Thái Nguyên - Hà Nội đã trở thành tuyến giao thông huyết mạch trung chuyển hàng hóa viện trợ của các nước bạn tiếp tế cho chiến trường miền Nam. Ga Lưu Xá (TP. Thái Nguyên) và ga Tu Ðồn (Lạng Sơn) đã trở thành hai cảng nổi của miền Bắc, hàng ngày tiếp nhận hàng ngàn tấn lương thực gửi vào tiền tuyến. Chiều 23/12/1972, Uỷ ban hành chính tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Ðội 91 TNXP cử cán bộ, đội viên tham gia giải tỏa lương thực tại ga Lưu Xá. Đại đội TNXP 915 đã xung phong đi làm nhiệm vụ. Trong số những người này còn có cả những người đã bị thương trong trận máy bay Mỹ ném bom ngày 13/9/1972 tại xã Linh Sơn.

Mờ sáng 24/12/1972, từ nơi đóng quân ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, các đội viên Đại đội TNXP 915 do Đội phó đội 91 Nguyễn Thế Cường từ trên đội xuống trực tiếp chỉ huy đã cấp tốc có mặt tại ga Lưu Xá. 19 giờ, đội phó Nguyễn Thế Cường quyết định chỉ huy đơn vị di chuyển đến hầm trú ẩn của khu nhà trẻ ga Lưu Xá gần đó chuẩn bị ăn tối rồi tiếp tục làm việc. Nhưng khi cô cấp dưỡng Phùng Thị Tấm vừa đặt gánh cơm đầu tiên xuống cửa hầm thì cũng là lúc 34 chiếc máy bay B52 và 40 chiếc máy bay chiến thuật của đế quốc Mỹ ồ ạt lao vào ném hơn 700 quả bom các loại xuống khu nam TP. Thái Nguyên. Một loạt bom rải thảm đã đánh trúng vị trí hầm trú ẩn. 60 cán bộ đội viên TNXP đã anh dũng hy sinh, không nguyên vẹn hình hài. Chỉ còn 7 người còn sống sót trong sự kiện bi tráng ấy. 

Niềm vui chưa trọn 

Năm 2009, Đại đội TNXP 915 được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Địa điểm lưu niệm các TNXP hy sinh tại Lưu Xá được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngày 10/7/2010, tỉnh Thái Nguyên tổ chức lễ khởi công tôn tạo, tu bổ khu di tích với quy mô trên diện tích 7ha, tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng.

Bà Lương Thị Hội (xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ) là một trong 7 thành viên còn sống sót sau trận bom kinh hoàng đêm Giáng sinh gần 40 năm trước. Người cựu TNXP này vẫn còn nhớ như in mệnh lệnh của đội phó Nguyễn Thế Cường: “Các em nhỏ vào hầm ngay, phía ngoài này để chúng tôi che chắn”. Những tiếng nổ chát chúa, hầm trú ẩn bị thổi bạt đi, khi tỉnh dậy, bà Hội và 6 người còn lại đã thấy mình nằm trong bệnh viện.

Bà Hội có 5 người con đều đã trưởng thành. Đối với bà, khí thế của thời “phơi phới đi mở đường” là động lực to lớn để vượt qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hôm nay. Nói về hành trình gian khổ đi làm chế độ đối với mình, những giọt nước mắt lăn dài trên má, bà Hội nghẹn giọng kể, gần 20 năm qua, vợ chồng bà đã lặn lội khắp nơi để xin chứng nhận, giám định nhưng vẫn chưa được hưởng chính sách gì. “Đi làm chế độ cho bản thân không phải vì số tiền được hưởng, mà để cho con cháu biết được mẹ nó trước đây đã cống hiến cho Tổ quốc như thế nào”, bà Hội tâm sự.

Trong hồ sơ của mình, cựu TNXP Lương Thị Hội có đầy đủ chứng nhận tai nạn chiến tranh với 2 lần bị sức ép bom mìn. Thật đáng tiếc, bà Hội đã không được mời dự sự kiện khởi công xây dựng di tích lịch sử địa điểm các TNXP Đại đội 915 hy sinh tại Lưu Xá và Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng TNXP.

Đối với cựu TNXP Đại đội 915 Hoàng Thị Mới (phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên), gần ba chục năm nay, một mình bà phải bươn chải với gánh rau để nuôi ba con ăn học, trưởng thành. Theo bà, chỉ có ý chí của một thời kiên cường bất khuất mới giúp bà vượt qua được những di chứng chiến tranh, khắc phục khó khăn. Hiện đang là Phó Ban liên lạc cựu TNXP Đại đội 915, bà kể: “Mỗi lần các đồng đội cũ muốn đi thăm nhau lúc trái gió trở trời là mỗi lần Ban liên lạc lại đau đầu vì vấn đề kinh phí. Bởi muốn đi thì chỉ có bỏ tiền túi vì thế số lần các đồng đội cũ được gặp lại nhau quả là hiếm hoi”. 

Chuyện buồn còn tiếp diễn với những nhân chứng lịch sử của Đại đội 915 đang sống ở Bắc Kạn. Câu chuyện về chị Bùi Thị Loan ở xã Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn bỗng nhiên bị cắt mất chế độ trợ cấp dành cho thương binh vẫn chưa có hồi kết. Ông Hà Nhân Thăng, Chủ tịch Hội cựu TNXP tỉnh Thái Nguyên, xác nhận: “Cho đến nay, vẫn chưa hiểu vì lý do gì mà chị Loan bị cắt chế độ dành cho thương binh dù giấy chứng thương đã khẳng định chị bị tổn hại 81% sức khỏe do sức ép bom mìn. Cần phải trả lại công bằng cho những đóng góp xương máu của các cựu TNXP”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm