| Hotline: 0983.970.780

Nông dân bán giá 'dưới đất', người dân mua giá 'trên trời'

Thứ Tư 25/08/2021 , 06:00 (GMT+7)

Trong khi nông sản khắp nơi ở ĐBSCL giá rẻ ê hề thì người tiêu dùng lại phải mua với giá rất đắt đỏ. Sự vênh giá chủ yếu do khâu lưu thông, vận chuyển...

Nông, thủy sản lại tắc tứ bề

Tại Bạc Liêu, theo ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết hiện các công ty tôm giống ở TP. Bạc Liêu vẫn không thể qua được các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 do TP. Bạc Liêu đang áp dụng phong tỏa toàn địa bàn bắt đầu từ 3 giờ sáng ngày 23/8.

Do đó, bắt buộc các xe chở tôm giống phải quay đầu về. Trước tình hình đó, một số công ty đành phải để tôm giống ương lại trong bể, một số phải xả bỏ tôm giống, ước sản lượng xả bỏ khoảng 50 triệu tôm post. 

Tại TP. Bạc Liêu, nhiều công ty không vận chuyển được tôm giống đi tiêu thụ, phải xả bỏ. Ảnh: Trọng Linh.

Tại TP. Bạc Liêu, nhiều công ty không vận chuyển được tôm giống đi tiêu thụ, phải xả bỏ. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với tôm càng xanh thương phẩm, do các tỉnh đang siết chặt kiểm soát xe ra, vào tỉnh nên việc lưu thông và shipper giao tôm cho khách hàng gặp khó khăn. Riêng HTX Nuôi nghêu Đồng Tiến (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) không thể xuất bán nghêu theo hợp đồng khoảng 240 tấn nghêu cỡ trung (200 - 300 con/kg) cho TP. HCM. Hiện hơn 200 hộ thành viên HTX đã mất việc làm bởi Covid-19, nhất là mất nguồn thu nhập từ nghêu, đang cần được hỗ trợ gấp.

Trên cây rau màu, từ ngày 20/7 - 15/9, tỉnh Bạc Liêu dự kiến sẽ có trên 31 nghìn tấn cần phải thu hoạch. Trong đó, hiện khoảng 18 nghìn tấn rau đã tới kỳ thu hoạch, cần bán ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được.

Nguyên nhân bởi các địa phương ở Bạc Liêu hạn chế xe cộ lưu thông, nông dân không thể ra đồng sản xuất, thu hoạch, trong khi một số tài xế, cơ sở, doanh nghiệp ngại đi thu mua vận chuyển hàng nông sản do sợ khó khăn khi qua chốt kiểm soát, đặc biệt là xe 2 bánh.

Trong ngày 23/8, cả tỉnh Bạc Liêu chỉ tiêu thu được vỏn vẹn 3 tấn rau, 2 tấn cho thương lái ngoài tỉnh và 1 tấn đầu mối trong tỉnh, huyện.

Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long tỉnh Long An cho hay: Mặc dù được miễn phí test nhanh Covid-19, tuy nhiên do phải thực hiện yêu cầu “ai ở đâu, ở yên đó” nên nông dân có đất trồng thanh long ở khác xã rất khó đi thu hoạch thanh long.

Bên cạnh đó, thương lái yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm Covid-19, mà chỉ có hiệu lực trong 72 giờ nên họ không mặn mà đi thu mua và luôn ở thế "cửa trên", kỳ kèo ra giá. Hiện giá thanh long đang rất thấp, thanh long ruột đỏ chỉ còn từ 4.000 - 7.000 đ/kg, ruột trắng chỉ còn 2.000 - 3.000 đ/kg. Các kho thu mua thanh long chỉ thu mua các diện tích nằm trong xã nên sản lượng rất thấp.

Nghịch lý chênh giá

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết: Hiện việc tiêu thụ nông, thủy sản vẫn rất chậm, giá giảm mạnh do thương lái ít thu mua, vận chuyển khó khăn và chi phí vận chuyển cao. 

Trong khi giá nông sản khắp nơi ở ĐBSCL đang ê hề thì tại các thị trường tiêu thụ, nhất là đô thị lớn, giá nông, thủy sản lại đang trên trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong khi giá nông sản khắp nơi ở ĐBSCL đang ê hề thì tại các thị trường tiêu thụ, nhất là đô thị lớn, giá nông, thủy sản lại đang trên trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Oái oăm là trong khi giá nông sản thu mua của dân rất rẻ thì tại thị trường bán ra lại rất đắt, chênh lệch lớn do thời gian di chuyển dài, tỷ lệ hao hụt nông sản tăng, chi phí nhiên liệu tăng, chi phí test mẫu Covid-19 cho lực lượng vận chuyển...

Theo ông Nhơn, cái khó hiện nay là từ ngày 23/8, tất cả các phương tiện vận tải hàng hóa tiêu dùng, xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh... từ các địa phương, tỉnh, thành phố khác đến TP. Cần Thơ để giao nhận hàng đều phải đăng ký trước.

Nếu không đăng ký trước, lực lượng làm nhiệm vụ không cho phương tiện vào địa bàn. Điều này gây khó khăn rất lớn cho vấn đề vận chuyển lương thực, thực phẩm vào Cần Thơ hoặc chở nông sản ra khỏi thành phố để tiêu thụ.

Trong khi đó, nông sản của Cần Thơ hiện đang vào cao điểm thu hoạch với sản lượng ước tới ngày 31/8 là 15.849 tấn, gồm 1.600 tấn gạo, 10.430 tấn trái cây, 1.443 tấn rau, củ các loại và 3.985 tấn thủy sản.

Giá tôm đang giảm mạnh do thiếu thương lái đến mua. Ảnh: Trọng Linh.

Giá tôm đang giảm mạnh do thiếu thương lái đến mua. Ảnh: Trọng Linh.

Trong khi đó chi phí đầu vào sản xuất lĩnh vực nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi…) đều tăng cao, nông sản mất giá do đó người nông dân đang gặp khó khăn trong giải quyết đầu ra cũng như tổ chức tái sản xuất trong nông nghiệp.

Còn đối với DN nhỏ và vừa phải tạm ngưng hoạt động do các chi phí sản xuất tăng. DN lớn hơn chỉ hoạt động từ 5 - 10% công suất để đảm bảo đơn hàng và phải duy trì, bố trí bộ máy nhân sự và kinh phí để vận hành sản xuất do đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố.

Nguy cơ  khan hàng sau dịch bệnh

Tại tỉnh Tiền Giang, bên cạnh vấn đề đi lại cũng khó khăn, giá nông sản xuống đáy, nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng. Điều này dấy lên lo ngại nguy cơ thiếu nông sản cung ứng ra thị trường sau khi đại dịch được kiểm soát.

Giá nông sản quá rẻ, trong khi giá vật tư tăng nên nông dân không còn mặn mà với đồng ruộng. Ảnh: Trọng Linh.

Giá nông sản quá rẻ, trong khi giá vật tư tăng nên nông dân không còn mặn mà với đồng ruộng. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tổng hợp Hoà Thạnh (xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) cho biết: Hai ngày nay, do thị trường tiêu thụ tại TP. HCM gần như bế tắc nên sản lượng rau màu tiêu thụ đã giảm tới 80%. Hiện HTX chỉ giao các bếp ăn nhỏ ở TP. Mỹ Tho.

Hầu hết các chốt kiểm dịch cần giấy test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 mới cho qua khiến nông dân, thương lái e ngại, rất ít thương lái đi thu mua nông sản.

Tại Bạc Liêu, ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT cho hay: Hiện người dân chậm thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Mặc dù các công ty, doanh nghiệp, nhà máy chế biến trong tỉnh vẫn thu mua thủy sản của người dân nhưng nhìn chung tiêu thụ tôm thương phẩm chậm so với nhu cầu. Có lúc, có nơi gần như không có thương lái đến thu mua tôm do ngại các chốt kiểm dịch.

Bên cạnh đó, giá thu mua tôm giảm khoảng 15 - 20%. Mặc khác, do khó thuê lao động thu hoạch tôm, cải tạo ao nuôi tôm và việc hạn chế tối đa người dân ra đường từ 18h –05h cũng gây khó khăn cho việc thu hoạch tôm khi tôm gặp sự cố vào ban đêm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm