| Hotline: 0983.970.780

Tiêu thụ nông sản thông qua HTX và sàn thương mại điện tử

Thứ Bảy 21/08/2021 , 13:41 (GMT+7)

Các tỉnh ĐBSCL vẫn tiếp tục có những giải pháp sản xuất, tiêu thụ nông sản để thích ứng với tình hình đại dịch. Hiện nông sản đã có chuyển biến, giá tăng nhẹ.

Giá khoai lang tăng nhẹ

Hiện nay, nhiều HTX ở Vĩnh Long nói riêng cũng như ở ĐBSCL nói chung đang phát huy vai trò đầu mối tập hợp và tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Riêng mặt hàng khoai lang tím Nhật đã có 12 đơn vị là doanh nghiệp, HTX, cá nhân sản xuất, cung cấp khoai lang trong tỉnh được hỗ trợ.

Ở lĩnh vực rau củ có nhiều HTX đang phát huy tốt vai trò cầu nối như: HTX khoai lang Thanh Ngọc (Bình Tân), HTX nấm Vũng Liêm (Vũng Liêm), HTX xà lách xoong Thuận An (TX Bình Minh)…Ở nhóm trái cây có HTX cam sành Hiếu Trung (Vũng Liêm), HTX bưởi 5 roi (TX Bình Minh), HTX Nông nghiệp Tích Khánh (Trà Ôn).

Giá khoai lang tím Nhật ở mức thấp 60.000 – 70.000 đồng/tạ (tạ 60 kg - PV), có nơi tăng nhẹ 10.000 đồng lên 80.000 đồng/tạ so với hồi giữa tháng 7. Ảnh: Minh Đảm.

Giá khoai lang tím Nhật ở mức thấp 60.000 – 70.000 đồng/tạ (tạ 60 kg - PV), có nơi tăng nhẹ 10.000 đồng lên 80.000 đồng/tạ so với hồi giữa tháng 7. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Sơn Văn Luận, Giám đốc HTX Thanh Ngọc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Hàng tuần, HTX thu mua và giao hàng cho các nhóm thiện nguyện tặng bà con ở TP.HCM khoảng 20 tấn khoai lang. Đây là số khoai của nông dân ngoài HTX, còn khoai của thành viên đã tiêu thụ hết. Tuy nhiên, hiện tại xã Thành Trung còn nhiều khoai tồn đọng trên đồng nhưng số lượng chỉ tiêu thụ được chậm do thị trường tiêu thụ không có, đi lại khó khăn nên ít thương lái đến mua.

Giá khoai lang tím Nhật tại huyện Bình Tân giá vẫn ở mức thấp 60.000 – 70.000 đồng/tạ. Có nơi tăng nhẹ 10.000 đồng/tạ lên 80.000 đồng/tạ so với hồi giữa tháng 7. Mức giá này vẫn thấp hơn 20.000 đồng so với tháng 6. “Nguyên nhân, giá bán ra chỉ khoảng 80.000 đồng/tạ, tối đa được 90.000 đồng/tạ. Cao hơn nữa người ta không mua”, ông Luận nói.

Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho hay: Từ nay đến hết tháng 11/2021, toàn tỉnh có hơn 2.300ha khoai lang của 2 vụ hè thu và thu đông 2021 sẽ được thu hoạch. Sản lượng dự kiến đạt khoảng 80.000 tấn. Từ khi khoai lang rớt giá vào tháng 5/2021 đến nay, do đầu ra đang gặp khó, giá bán thấp nên người trồng khoai ở Vĩnh Long ngại xuống giống tiếp. Diện tích khoai của tỉnh Vĩnh Long giảm đáng kể.

Đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Long mới trồng được hơn 8.365 ha khoai lang tính cả 3 vụ ĐX 2020-2021, HT 2021 và TĐ 2021 (tập trung chủ yếu ở huyện Bình Tân), đạt 60% kế hoạch và giảm 3.288ha so với năm ngoái. Trong đó, diện tích khoai đã thu hoạch gần 6.000ha, năng suất trung bình 34,6 tấn/ha, sản lượng thu hoạch gần 208.000 tấn. Riêng vụ hè thu 2021, nông dân chỉ xuống giống được 192ha, đạt 4% kế hoạch, giảm 76% so cùng kỳ.

Mở kênh bán hàng trên mạng

Tại tỉnh Bạc Liêu, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX và nông dân tiếp cận với chuyển đổi số, đưa nông sản, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu, cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số cơ sở, doanh nghiệp, HTX đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ sản phẩm bằng cách mở ra kênh bán hàng mới trên mạng xã hội. Đây được xem là đòn bẩy để các cơ sở, doanh nghiệp, HTX và các chủ thể sản phẩm OCOP làm quen với sàn thương mại điện tử.

Tỉnh Bạc Liêu cũng đang triển khai đưa nông sản và các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu cũng đang triển khai đưa nông sản và các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu cũng đang triển khai đưa nông sản và các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Nhằm để tháo gỡ khó khăn, các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã đăng ký đưa sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP bán trên các trang mạng xã hội thông qua Website, Facebook, Zalo, Youtobe hay các trang mạng xã hội khác. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp nông dân, HTX giải quyết lượng hàng hóa bị ùn ứ, mở rộng thị trường và tiếp cận với xu thế thương mại công nghệ số.

Điển hình là HTX Nông nghiệp tổng hợp Ba Đình (ấp Bến Bào, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân) khi thực hiện giãn cách xã hội thương lái không vào thu mua khi tôm càng xanh đến kỳ thu hoạch, HTX đã đứng ra tiêu thụ cho xã viên và nông dân.

Anh Nông Văn Thạch, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Ba Đình chia sẻ: Lượng tôm càng xanh của bà con xã viên khá nhiều nhưng không bán được, HTX đã sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook đăng sản phẩm để rao bán. Đến nay HTX đã thành lập được một điểm bán tại phường 2, thành phố Bạc Liêu và 2 điểm ở TP.Cần Thơ. Nhờ vậy, mỗi ngày HTX tiêu thụ được khoảng 200 - 300kg tôm cho xã viên và nông dân thông qua mạng xã hội.

Đợt dịch này, khi mua bán hàng trực tiếp gặp nhiều khó khăn mới thấy sàn thương mại điện tử vô cùng ý nghĩa. Ảnh: Trọng Linh.

Đợt dịch này, khi mua bán hàng trực tiếp gặp nhiều khó khăn mới thấy sàn thương mại điện tử vô cùng ý nghĩa. Ảnh: Trọng Linh.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.