| Hotline: 0983.970.780

Nông dân ĐBSCL tận mắt xem trình diễn cơ giới hóa trên đồng ruộng

Thứ Bảy 01/04/2023 , 21:12 (GMT+7)

ĐBSCL Nông dân cũng được xem trình diễn sạ lúa bằng máy bay không người lái, xem trình diễn và trưng bày các loại máy phục vụ làm đường rãnh thoát nước cho ruộng lúa…

Ngày 31/3, tại Viện Lúa ĐBSCL (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ), Bộ NN-PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), Viện Lúa ĐBSCL, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ và các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan tổ chức sự kiện trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác và trưng bày các loại máy thu gom rơm và sản phẩm chế biến từ rơm rạ.

Ngày 31/3, tại Viện Lúa ĐBSCL (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ), Bộ NN-PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), Viện Lúa ĐBSCL, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ và các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan tổ chức sự kiện trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác và trưng bày các loại máy thu gom rơm và sản phẩm chế biến từ rơm rạ.

Tham dự sự kiện có lãnh đạo Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT, lãnh  đạo IRRI, Viện Lúa ĐBSCL, Sở NN-PTNT các tỉnh, thành ĐBSCL, các chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, HTX và hơn 300 nông dân trong vùng ĐBSCL.

Tham dự sự kiện có lãnh đạo Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT, lãnh  đạo IRRI, Viện Lúa ĐBSCL, Sở NN-PTNT các tỉnh, thành ĐBSCL, các chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, HTX và hơn 300 nông dân trong vùng ĐBSCL.

Mục đích của sự kiện nhằm thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa gieo sạ chính xác trong sản xuất lúa gạo tại vùng ĐBSCL để giảm mạnh lượng sử dụng giống, tăng hiệu quả canh tác và giảm phát thải, cũng như quản lý, phát huy hiệu quả sử dụng rơm rạ bền vững.

Mục đích của sự kiện nhằm thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa gieo sạ chính xác trong sản xuất lúa gạo tại vùng ĐBSCL để giảm mạnh lượng sử dụng giống, tăng hiệu quả canh tác và giảm phát thải, cũng như quản lý, phát huy hiệu quả sử dụng rơm rạ bền vững.

Tại buổi trình diễn, nông dân và các đại biểu được tận mắt thấy nhiều loại máy gieo sạ chính xác đang được áp dụng cho gieo sạ lúa tại ĐBSCL hiện nay.

Tại buổi trình diễn, nông dân và các đại biểu được tận mắt thấy nhiều loại máy gieo sạ chính xác đang được áp dụng cho gieo sạ lúa tại ĐBSCL hiện nay.

Các loại máy này đến từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu… được các đơn vị, doanh nghiệp cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Các loại máy này đến từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu… được các đơn vị, doanh nghiệp cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Đơn cử như máy sạ hàng khí động APV của IRRI và Viện Lúa ĐBSCL, máy sạ cụm Yanmar, sạ cụm bằng máy Sài Gòn Kim Hồng, máy sạ hàng khí động liên hợp máy tự hành và máy sạ hàng khí động liên hợp máy kéo của Công ty TNHH MTV Tư Sang…

Đơn cử như máy sạ hàng khí động APV của IRRI và Viện Lúa ĐBSCL, máy sạ cụm Yanmar, sạ cụm bằng máy Sài Gòn Kim Hồng, máy sạ hàng khí động liên hợp máy tự hành và máy sạ hàng khí động liên hợp máy kéo của Công ty TNHH MTV Tư Sang…

Nông dân cũng được xem trình diễn sạ lúa bằng máy bay không người lái, xem trình diễn và trưng bày các loại máy phục vụ làm đường rãnh thoát nước cho ruộng lúa, máy thu gom rơm, máy gặt đập liên hợp…

Nông dân cũng được xem trình diễn sạ lúa bằng máy bay không người lái, xem trình diễn và trưng bày các loại máy phục vụ làm đường rãnh thoát nước cho ruộng lúa, máy thu gom rơm, máy gặt đập liên hợp…

Qua đó, nông dân có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt thông tin và khả năng vận hành thực tế của các loại máy khác nhau để lựa chọn máy phù hợp với điều kiện sản xuất của mình. Đồng thời, giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương kịp thời nắm bắt thông tin, có các định hướng trong xây dựng các cơ chế, chính sách và mô hình giúp nông dân tiếp cận các trang thiết bị về gieo sạ chính xác, giảm mạnh lượng giống sử dụng.

Qua đó, nông dân có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt thông tin và khả năng vận hành thực tế của các loại máy khác nhau để lựa chọn máy phù hợp với điều kiện sản xuất của mình. Đồng thời, giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương kịp thời nắm bắt thông tin, có các định hướng trong xây dựng các cơ chế, chính sách và mô hình giúp nông dân tiếp cận các trang thiết bị về gieo sạ chính xác, giảm mạnh lượng giống sử dụng.

Bộ NN-PTNT đang xây dựng đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL' nhằm hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, tạo thuận lợi để tổ chức lại sản xuất lúa gạo của vùng ĐBSCL theo hướng hiện đại, đáp ứng đa mục tiêu là: nâng cao giá trị gia tăng chuỗi lúa gạo và thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao; xây dựng thương hiệu lúa gạo giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết của Chính phủ, thích ứng cao với biến đổi khí hậu.

Bộ NN-PTNT đang xây dựng đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” nhằm hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, tạo thuận lợi để tổ chức lại sản xuất lúa gạo của vùng ĐBSCL theo hướng hiện đại, đáp ứng đa mục tiêu là: nâng cao giá trị gia tăng chuỗi lúa gạo và thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao; xây dựng thương hiệu lúa gạo giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết của Chính phủ, thích ứng cao với biến đổi khí hậu.

Đồng hành cùng chương trình trên, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và các đối tác cùng với Cục Trồng Trọt tổ chức chuỗi sự kiện gồm: Hội thảo tham vấn về giải pháp công nghệ chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho Việt Nam; Hội thảo giới thiệu các giải pháp Nông nghiệp số trong lĩnh vực trồng trọt (Digital Agriculture) diễn ra tại Hà Nôi và Hội nghị quốc tế về Nông nghiệp xuất sắc thích ứng biến đổi khí hậu (gồm canh tác chính xác, cơ giới hóa, quản lý rơm rạ bền vững, hệ thống giám sát báo cáo và đánh giá- MRV…) trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác tại TP Cần Thơ.

Đồng hành cùng chương trình trên, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và các đối tác cùng với Cục Trồng Trọt tổ chức chuỗi sự kiện gồm: Hội thảo tham vấn về giải pháp công nghệ chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho Việt Nam; Hội thảo giới thiệu các giải pháp Nông nghiệp số trong lĩnh vực trồng trọt (Digital Agriculture) diễn ra tại Hà Nôi và Hội nghị quốc tế về Nông nghiệp xuất sắc thích ứng biến đổi khí hậu (gồm canh tác chính xác, cơ giới hóa, quản lý rơm rạ bền vững, hệ thống giám sát báo cáo và đánh giá- MRV…) trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác tại TP Cần Thơ.

Sự kiện về nông nghiệp xuất sắc thích ứng biến đổi khí hậu và trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác và nông nghiệp tuần hoàn rơm rạ góp phần cung cấp thêm các thông tin cần thiết cho địa phương, nông dân và doanh nghiệp, HTX thông qua 'mắt thấy máy làm việc thực tế, tai nghe các nhà chính sách và chuyên gia trao đổi. Từ đó chuyển đổi canh tác hiệu quả hơn, chính xác hơn, và chất lượng hơn.

Sự kiện về nông nghiệp xuất sắc thích ứng biến đổi khí hậu và trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác và nông nghiệp tuần hoàn rơm rạ góp phần cung cấp thêm các thông tin cần thiết cho địa phương, nông dân và doanh nghiệp, HTX thông qua “mắt thấy máy làm việc thực tế, tai nghe các nhà chính sách và chuyên gia trao đổi. Từ đó chuyển đổi canh tác hiệu quả hơn, chính xác hơn, và chất lượng hơn.

Sự kiện bao gồm các công nghệ và máy tiên tiến cho gieo sạ chính xác đến từ Châu Âu, Nhật Bản, và Hàn Quốc được cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở ĐBSCL. Hơn 50 năm phát triển nhân lực và công nghệ, IRRI luôn luôn song hành với Bộ NN-PTNT Việt Nam chuyển đổi ngành lúa gạo Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Sự kiện bao gồm các công nghệ và máy tiên tiến cho gieo sạ chính xác đến từ Châu Âu, Nhật Bản, và Hàn Quốc được cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở ĐBSCL. Hơn 50 năm phát triển nhân lực và công nghệ, IRRI luôn luôn song hành với Bộ NN-PTNT Việt Nam chuyển đổi ngành lúa gạo Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Tại buổi trình diễn, PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng, chuyên gia khoa học cao cấp và là Trưởng ban Cơ Giới Hóa và Sau thu hoạch của IRRI cho biết: ĐBSCL cần công nghệ sạ nhanh và chính xác để tối ưu quản lý mùa vụ trên đồng giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu và dịch bệnh, giảm đổ ngã, tổn thất và tăng năng suất và chất lượng. Hiện nay, giải pháp khả thi và đáp ứng các yêu cầu trên là sử dụng máy sạ hàng hoặc sạ cụm, kết hợp công nghệ, thực hành tốt quản lý mùa vụ như '1 phải 5 giảm', 'Sản xuất lúa gạo bền vững'…

Tại buổi trình diễn, PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng, chuyên gia khoa học cao cấp và là Trưởng ban Cơ Giới Hóa và Sau thu hoạch của IRRI cho biết: ĐBSCL cần công nghệ sạ nhanh và chính xác để tối ưu quản lý mùa vụ trên đồng giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu và dịch bệnh, giảm đổ ngã, tổn thất và tăng năng suất và chất lượng. Hiện nay, giải pháp khả thi và đáp ứng các yêu cầu trên là sử dụng máy sạ hàng hoặc sạ cụm, kết hợp công nghệ, thực hành tốt quản lý mùa vụ như “1 phải 5 giảm”, “Sản xuất lúa gạo bền vững”…

Xem thêm
Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực?

30 năm thành lập Viện Cây ăn quả miền Nam. Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực? Mô hình tôm - rừng Ngọc Hiển đạt chuẩn ASC nhóm. Xe chở rác lao xuống sông, 2 người mất tích.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Gần 1.300 công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị hư hỏng, xuống cấp

Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Việc đại tu, sửa chữa còn hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng nặng.